Cùng Chuyên Gia Dược Sài Gòn Tìm Hiểu Bệnh Ám Ảnh Sợ Hãi Phobia

Bệnh ám ảnh sợ hãi Phobia là sự sợ hãi quá mức trước các sự vật hoặc sự việc rất bình thường vô hại. Bệnh kéo dài khiến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh bị giảm sút nghiêm trọng

Bệnh Phobia là sự sợ hãi quá mức trước các sự vật hoặc sự việc rất bình thường và gần như vô hại
Bệnh Phobia là sự sợ hãi quá mức trước các sự vật hoặc sự việc rất bình thường và gần như vô hại

Hãy cùng các bác sĩ – giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh để có những thông tin cần thiết, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả.

THÔNG TIN VỀ BỆNH ÁM ẢNH SỢ HÃI PHOBIA

Bệnh rối loạn ám ảnh sợ hãi là gì?

Chứng ám ảnh sợ hãi (gọi tắt là Phobia) là sự sợ hãi quá mức trước các sự vật hoặc sự việc rất bình thường và gần như vô hại. Không giống như những lo lắng thoáng qua khi phát biểu trước đám đông hay làm bài kiểm tra, những cơn lo lắng này thường kéo dài, gây ảnh hưởng lớn đến thể chất, tâm thần, và có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc, học tập.

Đây là một rối loạn lo âu thường gặp và không nhất thiết phải điều trị. Nhưng nếu bệnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn thì một số liệu pháp tâm lý có thể có ích, giúp bệnh nhân vượt qua nỗi sợ hoàn toàn.

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn ám ảnh sợ hãi

Phần lớn vẫn chưa rõ về nguyên nhân thực sự gây nên bệnh ám ảnh sợ hãi tuy nhiên nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Trải nghiệm tiêu cực: Nhiều nỗi sợ là kết quả của một trải nghiệm tiêu cực hoặc cuộc hoảng loạn tinh thần liên quan đến một đối tượng hoặc tình huống cụ thể.
  • Di truyền và môi trường: Có thể có mối liên hệ giữa việc bố mẹ bị các ám ảnh và lo âu với việc con cái dễ bị chứng ám ảnh sợ hãi, do di truyền hay do bắt chước hành vi.
  • Chức năng não: Sự thay đổi chức năng não cũng có thể góp phần dẫn đến chứng ám ảnh sợ hãi.

Triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn ám ảnh sợ hãi

Chứng ám ảnh sợ hãi có rất nhiều loại và người bệnh thường chỉ sợ hãi một sự vật hay sự việc cụ thể mà ít khi sợ nhiều hơn. Bệnh có thể đi kèm với các rối loạn lo âu khác.

Theo các chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, những nỗi sợ hãi thường gặp nhất là:

  • Tình huống: Như máy bay, không gian kín hoặc đi học
  • Thiên nhiên: Như sợ bão hoặc sợ độ cao
  • Động vật hoặc côn trùng: Như chó hoặc nhện
  • Sợ máu, tiêm chích hoặc chấn thương, chẳng hạn như kim tiêm, tai nạn hoặc thủ tục y tế
  • Một số khác ví dụ như nghẹt thở, nôn ói, tiếng ồn hoặc chú hề

Ứng với mỗi nỗi sợ hãi sẽ có thuật ngữ riêng, những thuật ngữ thường gặp như là chứng sợ độ cao, sợ không gian kín.

Bất kể là nỗi sợ gì thì triệu chứng luôn là:

  • Ngay lập tức cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi tiếp xúc hoặc thậm chí chỉ là nghĩ về sự vật, sự việc đó
  • Nhận thức được nỗi sợ là vô lý nhưng không thể kiểm soát được.
  • Mức độ lo lắng gia tăng khi sự vật, sự việc đó ở càng gần và tiếp xúc càng lâu
  • Tránh né hoặc chịu đựng nỗi sợ
  • Khó khăn hoạt động bình thường vì sợ
  • Triệu chứng cường giao cảm: bao gồm đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh, đau ngực hoặc khó thở
  • Buồn nôn, chóng mặt hoặc ngất xỉu khi thấy máu hoặc tai nạn

Đặc biệt, với trẻ em có thể biểu hiện cáu giận, khóc lóc, bám víu lấy ngươi nhà và từ chối lại gần thứ khiến trẻ sợ

Tuyến sinh cao đẳng điều dưỡng chỉ cần tốt nghiệp THPT
Tuyến sinh cao đẳng điều dưỡng chỉ cần tốt nghiệp THPT

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH RỐI LOẠN ÁM ẢNH SỢ HÃI

Điều trị tốt nhất bằng các liệu pháp tâm lý. Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị thêm các phương pháp hoặc thuốc khác. Việc tìm hiểu nguyên nhân thường không quan trọng mà chủ yếu tập trung điều chỉnh hành vi tránh né đã phát triển theo thời gian.

Mục tiêu là cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp quản lý và kiểm soát tốt hơn phản ứng, suy nghĩ và cảm xúc.

Tâm lý trị liệu

Nói chuyện với chuyên gia về sức khoẻ tâm thần để được tư vấn và hỗ trợ. Liệu pháp tiếp xúc và liệu pháp nhận thức hành vi là phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

  • Liệu pháp tiếp xúc: tập trung vào việc thay đổi phản ứng với đối tượng hoặc sự việc gây sợ hãi. Việc tiếp xúc dần và từ từ tăng mức độ giúp người bệnh kiểm soát được nỗi sợ của mình. Ví dụ, khi sợ thang máy, liệu pháp sẽ là cho bệnh nhân tiến triển từ đơn giản là nghĩ đến việc đi vào thang máy, nhìn vào thang máy, đến đi và bước vào thang máy.
  • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) là sự kết hợp giữa liệu pháp tiếp xúc với các liệu pháp khác nhằm tìm cách đối phó với đối tượng hoặc tình huống gây sợ hãi. Bằng cách thay đổi quan điểm về sự vật gây sợ hãi từ đó học cách làm chủ bản thân.

Điều trị bằng cách sử dụng Thuốc

Liệu pháp tâm lý giúp điều trị triệt để bệnh. Tuy nhiên, phối hợp thêm thuốc giúp làm giảm các triệu chứng hoảng sợ và kích động.

Thuốc có thể được sử dụng ngay từ ban đầu ( thuốc phòng ngừa) hoặc sử dụng ngắn hạn trong các tình huống cụ thể (thuốc cắt cơn), như bay trên máy bay, phát biểu trước đám đông

  • Thuốc ức chế thụ thể beta: Các thuốc này ngăn chặn các tác động kích thích của adrenaline, như tăng nhịp tim, huyết áp tăng, nói lắp và co giật
  • Thuốc an thần: Nhóm thuốc này giúp giảm cảm giác căng thẳng, lo lắng và thư giãn cho người bệnh, thận trọng khi sử dụng vì dễ gây nghiện và nên tránh nếu có tiền sử nghiện rượu hoặc ma túy.

Trên đây là tất cả những thông tin về bệnh ám ảnh sợ hãi Phobia mà các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *