Cùng bác sĩ Trường Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh Babesia

Bệnh Babesia là bệnh nhiễm trùng hiếm gặp do một loài ký sinh trùng rất nhỏ có tên Babesia gây ra. Việc hiểu rõ về bệnh nhằm chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh là rất cần thiết

Bệnh Babesia (nhiễm trùng do Babesia)
Bệnh Babesia (nhiễm trùng do Babesia)

Hãy cùng các Bác sĩ – Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh bệnh Babesia qua bài viết sau đây!

BỆNH BABESIA LÀ GÌ?

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, bệnh Babesia là bệnh nhiễm trùng hiếm gặp do một loài ký sinh trùng rất nhỏ có tên Babesia gây ra. Trong bệnh babesia, ký sinh trùng sẽ xâm nhập và ký sinh ở trong hồng cầu của người bệnh. Do đó, người mắc bệnh sẽ có các biểu hiện là sốt, tan máu và đái ra huyết cầu tố.

Babesia là các ký sinh đơn bào lây truyền qua ve bọ của động vật hoang dã và gia súc, phân bổ toàn thế giới. Bệnh này chủ yếu xảy ra là do nhiễm ký sinh trùng Babesia microti, thường là do bị bọ ve Ixodes (bọ ve hươu) cắn. Vật chủ tự nhiên của B. microti là hàng loạt động vật hoang dại và gia súc, nhất là chuột chân trắng và hươu đuôi trắng. Cùng với việc mở rộng vùng sinh sống của hươu, tỷ lệ nhiễm bệnh ở người cũng có xu hướng tăng lên.

Con người bị nhiễm bệnh Babesia chủ yếu là do bị loài ve Ixode dammini đốt. Tuy nhiên việc lây nhiễm bệnh Babesia do bị truyền phải máu có chứa mầm bệnh cũng đã được thông báo.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH BABESIA

Nguyên nhân gây bệnh Babesia là do vết cắn của một loại bọ ve chân đen có tên Ixodes scapularis. Sau khi bị cắn, ký sinh trùng Babesia microti sẽ truyền từ bọ ve sang cơ thể bạn. Bạn có thể không biết mình bị cắn vì loại bọ ve này rất nhỏ. Một số trường hợp bị nhiễm bệnh do được truyền máu đã bị nhiễm Babesia. Ngoài ra, bạn còn có nguy cơ bị nhiễm Babesia cùng lúc với bệnh Lyme do một số loại ve có thể mang cùng lúc cả ký sinh trùng Babesia microti và vi khuẩn gây bệnh Lyme Borrelia burgdorferi.

Bất cứ ai cũng có thể nhiễm bệnh Babesia. Tuy nhiên, những người hay hoạt động ngoài trời thường dễ bị lây nhiễm hơn, do dễ bị bọ ve cắn phải. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh Babesia cao hơn vào các mùa có nhiệt độ ấm áp, đặc biệt là mùa hè vì đây là thời gian bọ ve xuất hiện nhiều nhất.

TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP KHI MẮC BỆNH BABESIA

Nếu sức đề kháng tốt, bạn có thể không gặp triệu chứng gì khi mắc bệnh, nhưng thông thường thì bạn sẽ bị các triệu chứng bao gồm:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Đổ mồ hôi
  • Nhức đầu
  • Đau nhức cơ
  • Đau khớp
  • Mệt mỏi.

Nếu bệnh trở nặng, các triệu chứng sau có thể xuất hiện:

  • Nước tiểu sẫm màu
  • Phát ban
  • Gan lách to và vàng da.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược uy tín
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược uy tín

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH BABESIA

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ chẩn đoán sơ bộ dựa trên triệu chứng và khám lâm sàng. Nếu nghi ngờ bạn bị nhiễm Babesia, bác sĩ tiến hành lấy mẫu máu và quan sát dưới kính hiển vi để tìm ký sinh trùng Babesia trong các tế bào máu.

Điều trị

Hầu hết các trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng Babesia thường tự khỏi mà không cần điều trị gì đặc hiệu (chủ yếu là điều trị triệu chứng). Nhiễm B. microti ở bệnh nhân có lách nguyên lành thường tự khỏi.

Ở một số bệnh nhân, đặc biệt những người đã phẫu thuật cắt lách thì cần điều trị kháng sinh (Clindamycin, Azythromycin) kết hợp với các thuốc diệt ký sinh trùng (Quinin, Atovaquon)

Trong một số trường hợp nặng, truyền máu cũng đã được thực hiện để làm giảm thấp mật độ ký sinh trùng trên bệnh nhân, cũng có hiệu quả ở một số bệnh nhân bị bệnh nặng với tỷ lệ hồng cầu nhiễm lớn hơn 10%. Trong những trường hợp đe dọa tính mạng có thể thực hiện truyền máu trao đổi, khi đó hồng cầu nhiễm sẽ bị loại bỏ và thay bằng hồng cầu tươi.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, để bệnh Babesia có thể được kiểm soát nếu bạn lưu ý vài điều sau:

  • Đi khám càng sớm càng tốt và không tự ý uống thuốc hạ sốt ở nhà
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ và báo ngay cho bác sĩ nếu bạn xuất hiện thêm triệu chứng bất thường mới.

Nếu bạn đang ở trong vùng có dịch Babesia, ban nên:

  • Dùng thuốc chống côn trùng
  • Mặc áo quần dài, mang vớ
  • Mang giày bít chân
  • Luôn phủi quần áo và kiểm tra xem có bọ ve trên cơ thể hay không

Nếu phát hiện bọ ve đậu trên người, bạn hãy dùng nhíp hoặc một miếng gạc nhỏ để phủi chúng ra một cách nhẹ nhàng. Không được ép hay nghiền bọ ve khi nó còn bám trên da.