Cùng Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ em 

Chàm sữa hay còn được gọi là lác sữa là tình trạng viêm da tái diễn kéo dài với biểu hiện ngứa ngáy kèm theo mụn nước, thường gặp ở trẻ nhỏ từ độ tuổi 2 tháng cho đến 2 tuổi

Bệnh tràm sữa có liên quan chặt chẽ đến hai yếu tố cơ địa dị ứng và dị nguyên
Bệnh tràm sữa có liên quan chặt chẽ đến hai yếu tố cơ địa dị ứng và dị nguyên

Chàm sữa thực chất chỉ là một bệnh. Trong đó, chàm sữa là thuật ngữ chuyên môn, còn lác sữa là tên gọi trong dân gian thường sử dụng.
Chàm sữa hay lác sữa là một bệnh lý về da rất phổ biến ở trẻ, đặc biệt là những trẻ đang trong thời kỳ bú mẹ (từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi).

Rất nhiều bà mẹ nhầm lẫn chàm sữa, lác sữa ở trẻ sơ sinh với kê sữa, các bệnh viêm da cơ địa khác… Và có đến hơn 90% bà mẹ dù con mắc bệnh một thời gian khá dài nhưng cũng không biết con đang bị chàm sữa, chỉ đến khi cho con đi thăm khám mới biết.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT KHI BỊ CHÀM SỮA LÀ GÌ?

Thực tế cho thấy, chàm sữa không khó nhận biết như nhiều người vẫn nghĩ, chỉ cần tinh ý và dựa vào các dấu hiệu đặc trưng là có thể biết chắc trẻ có bị chàm sữa hay không. Cụ thể đặc điểm nhận dạng của chàm sữa như sau:

  • Da trẻ đột nhiên xuất hiện những mảng hồng ban, có mụn nước nhỏ li ti, đóng mày và tróc vảy.
    Chàm thường mọc ở hai bên má.
  • Vị trí: thường gặp nhất là ở 2 bên má, có tính chất đối xứng, có thể lan da đầu, cổ, tứ chi và thân mình của trẻ.
  • Bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu khiến trẻ thường lấy tay chà lên mặt hoặc cọ, gãi cho đỡ ngứa làm mụn nước vỡ ra, có thể làm một vùng da chảy máu.
  • Trẻ quấy khóc, biếng ăn, ngủ kém từ khi xuất hiện bệnh.

Thông thường chàm sữa sẽ thuyên giảm và có thể tự khỏi khi trẻ lớn lên, tuy nhiên nếu vệ sinh da trẻ không tốt hoặc điều trị sai cách sẽ khiến dẫn đến nhiễm trùng, bội nhiễm, viêm da mủ, chàm bị chốc hóa và để lại sẹo trên da trẻ.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ Cao đẳng chính quy
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ Cao đẳng chính quy

CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ CHÀM SỮA Ở TRẺ EM NHƯ THẾ NÀO?

Nguyên tắc điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ em

  • Chăm sóc, làm ẩm da.
  • Điều trị kháng viêm.
  • Điều trị ngứa.

Điều trị đặc hiệu cho trẻ bị chàm sữa như thế nào?

  • Giữ ẩm da

+ Có thể dùng 1 trong các loại sau : Cetaphil, Ceradan , Physiogel.. giúp giảm độ nặng và tần suất tái phát, giảm nhu cầu sử dụng corticoid.
+ Thoa chất giữ ẩm trong vòng 3 phút ngay sau tắm , ngày 2-4 lần

  • Chống viêm

Theo Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho biết: Corticoid thoa tại chỗ trong giai đoạn cấp : Hydrocortisol 1 % , clobetasol butyrate 0.05 % thoa ngày 1-2 lần

  • Với sang thương đang bội nhiễm , rỉ dịch nhiều

Millian 1 % hay Eosine 2 % …thoa ngày 2 lần

  • Điều trị triệu chứng

+ Giảm ngứa : kháng histamin : Chlopheniramin , alimemazin…..

+ Kháng sinh : Khi nghi ngờ nhiễm trùng , ưu tiện chọn loại có hoạt tính lên tụ cầu vàng như Cephalexin, cefadroxyl, oxacillin, erythromycin.

  • Dự phòng lâu dài

Atopiclair có vẻ an toàn và hiệu quả khi dùng thời gian dài.

  • Cảnh giác dị ứng đạm sữa bò ở trẻ có chàm sữa. Khoảng 30 % Trẻ có chàm sữa có thể liên quan tới dị ứng đạm bò.
  • Ghi nhớ tiền căn lác sữa sẽ giúp ích cho bác sĩ chẩn đoán bệnh hen về sau

Chăm sóc điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ em tại nhà

  • Vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ

+ Tắm nước ấm, ngày 1-2 lần , không nên tắm quá lâu (dưới 15 phút).

+ Sữa tắm nên chọn các loại như : Cetaphil, Physiogel, Oilatum….

+ Lau khô bé bằng khăn tắm mềm, mịn , không chà sát mạnh lên da bé.

+ Thoa chất giữ ẩm thường xuyên.

+ Không cho tiếp cúc với chất kiềm : xà bông , bột giặt , thuốc tẩy, nước hoa, phấn rôm.

  • Áo quần nên mặc thoải mái nhất có thể

+ Áo quần, vớ tay, chân chọn 100 % cotton.

+ Không mặc quần áo chật, vải len, sợi tổng hợp vì dễ gây kích ứng da.

+ Tránh cào gãi bằng cách cắt móng tay cho trẻ, nếu trẻ cào gãi nhiều nên cho trẻ mang vớ tay.

  • Phòng ở nên thoáng mát

+ Phòng thoáng, không khói thuốc, không thú nuôi, không nước hoa.

+ Không để nhiệt dộ phòng quá nóng, quá lạnh hay độ ẩm thấp quá.

  • Chế độ ăn uống

Nếu có kinh nghiệm thấy có loại thực phẩm nào làm bệnh chàm nặng hơn phụ huynh cần tránh loại đó.

+ Uống nhiều nước (nếu trẻ không bú mẹ hoàn toàn).

+ Vệ sinh mặt, miệng sau mỗi lần ăn hay bú sữa.

KHI GẶP DẤU HIỆU NÀO CẦN ĐẾN GẶP BÁC SĨ

  • Sang thương da lan rộng hết mặt hay toàn thân.
  • Bội nhiễm mủ trên sang thương chàm.
  • Sốt, lừ đừ , bỏ ăn , bỏ bú, bứt rứt , quấy khóc khó chịu.

Qua bài viết trên, Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn muốn gửi tới bạn đọc những thông tin tham khảo về bệnh tràm sữa ở trẻ em. Cần hỏi ý kiến những người có chuyên môn, bác sĩ trước khi điều trị bệnh.