Chuyên Gia Trường Dược Sài Gòn Chia Sẻ Về Bệnh Đau Dây Chằng Cổ

Đau dây chằng cổ là một trong các triệu chứng của bệnh lý xương khớp, gây ra rất nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như các hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân

Đau dây chằng cổ gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của bệnh nhân (ảnh minh họa)
Đau dây chằng cổ gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của bệnh nhân (ảnh minh họa)

Hãy cùng các Bác sĩ – Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh đau dây chằng cổ qua bài viết sau đây!

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH ĐAU DÂY CHẰNG CỔ

Bệnh đau dây chằng cổ là gì?

Dây chằng cổ có vai trò gắn kết hai hay nhiều xương ở các khớp xương cổ, tạo sự linh hoạt và vững chắc cho xương khớp trong vận động. Đau dây chằng ở cổ là dấu hiệu xương khớp ở vùng cổ, vai, gáy bị viêm nhiễm, sưng tấy hoặc chấn thương trong sinh hoạt hằng ngày, dây chằng bị giãn, viêm. Lâu ngày cơn đau có thể lan rộng ra hai bên bả vai, vùng lưng và dọc hai cánh tay, gây tê nhức vai gáy, đau lưng, tê bì bàn tay…

Nguyên nhân gây bệnh đau dây chằng cổ là do đâu?

Theo các bác sĩ giảng viên Trường Dược Sài Gòn, những nguyên nhân như gây cơn đau vùng dây chằng cổ thường gặp là:

  • Quá trình lão hoá ở tuổi trung niên khiến các khớp xương bị mòn, dây chằng hoạt động yếu hơn.
  • Đau dây thần kinh chẩm hoặc một trong các rễ thần kinh ở cổ.
  • Di chấn hoặc tiến triển của bong gân vùng cổ do tai nạn hoặc vô tình tác động mạnh lên cổ.
  • Sinh hoạt, vận động sai tư thế: kê gối có độ cao không phù hợp; nằm nghiêng người lâu khi ngủ; ngủ gục mặt trên bàn làm việc; ngồi khòm lưng lâu, ít vận động; khuân vác vật nặng sai tư thế; vặn mạnh cổ khi nhức mỏi; nằm coi tivi…gây rối loạn lực cơ trường và kéo căng dây chằng
  • Hoạt động cổ quá mức hoặc ghì cổ ở một tư thế lâu do tính chất ở một số công việc như bác sĩ, thợ điện, thợ may, thợ cắt tóc, nhân viên văn phòng… gây ra các cơn đau buốt vùng dây chằng dọc cổ.
  • Chơi các môn thể thao cần sử dụng lực cổ như bóng rổ, bóng chày, tennis, tập thể hình sai tư thế…
  • Các yêu tố thời tiết khiến cơ thể cảm lạnh, trúng gió cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ, gân và dây chằng.
  • Vùng cổ, vai, gáy bị viêm nhiễm do mắc các bệnh lý như Paget cột sống, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp…
  • Do bị u cột sống cổ, thoái hoá đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, não mô cầu, viêm màng não, ung thư…

Triệu chứng thường gặp của bệnh đau dây chằng cổ

Những cơn đau thường xuất hiện ở vùng dây chằng cổ, gáy kèm theo cảm giác cứng cổ, khó xoay chuyển, nhấn vào thấy căng và đau buốt. Người bệnh sẽ thấy đau hơn khi xoay hoặc cúi gập cổ, thậm chí cổ bị cứng và khó xoay về vị trí cân bằng, dân gian thường gọi là “vẹo cổ”.

Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc âm ỉ kéo dài, lâu ngày kéo theo đau nhức ở vùng xương dẹp giữa hai bả vai, dọc sống lưng và hai bên cánh tay. Trong cơn đau người bệnh cảm thấy bàn tay, ngón tay tê mỏi, ngứa ran hoặc đau rát như có kim châm, đau một nửa hoặc cả đầu.

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh với điều kiện chỉ cần tốt nghiệp THPT
Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh với điều kiện chỉ cần tốt nghiệp THPT

BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA BỆNH ĐAU DÂY CHẰNG CỔ

Những phương pháp được áp dụng đđiều trị bệnh đau dây chằng cổ

Theo các Bác sĩ chuyên khoa, người bệnh nên đi khám ngay khi tình trạng đau cổ kéo dài có dấu hiệu đau dây chằng vùng cổ. Tránh tự ý uống thuốc giảm đau tại nhà vì có thể làm trầm trọng tình trạng đau nhức về sau, thậm chí là đau mãn tính, khó chữa khỏi.

Nếu chỉ là những cơn đau thông thường, bệnh thường sẽ tự hết trong vòng từ 1 – 2 ngày khi có chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý. Đối với những trường hợp đau nhức nghiêm trọng hơn, nếu người bệnh dùng thuốc và tuân thủ đúng theo những chỉ định của Bác sĩ, bệnh sẽ tự phục hồi trong khoảng 3 tuần kể từ lúc bắt đầu điều trị, thậm chí có thể là từ vài ngày đến 1 tuần nếu tình trạng bệnh không quá phức tạp.

Biện pháp phòng ngừa bệnh đau dây chằng cổ

Để phòng chống những cơn đau nhức vùng cổ, theo lời khuyên từ các kỹ thuật viên vật lý trị liệu Sài Gòn người bệnh nên lưu ý:

  • Giữ lưng và cổ luôn thẳng trong các vận động.
  • Tránh cúi đầu, nghiêng đầu quá lâu, dành 5 – 10 phút nghỉ ngơi khi cổ có dấu hiệu nhức mỏi.
  • Dành ra 30 – 40 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục, tuy nhiên không gắng tập quá sức và quá lâu.
  • Thực hiện các động tác xoay cổ nhẹ nhàng để giảm thiểu các cơn đau nhức, giúp máu huyết lưu thông.
  • Xoa bóp cổ khi nhức mỏi, tránh vặn mạnh cổ.
  • Áp dụng chườm nóng, chườm lạnh khi xuất hiện các cơn đau thay vì tự ý dùng thuốc giảm đ
  • Có chế độ dinh dưỡng đủ chất, bổ sung thêm Canxi từ hải sản, trứng, sữa…
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Đau dây chằng cổ xảy ra bởi nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do bị ảnh hưởng bởi những sinh hoạt sai tư thế hằng ngày. Theo lời khuyên từ các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, để ngăn ngừa các triệu chứng đau dây chằng, bạn nên chú ý thay đổi những thói quen có thể gây hại đến xương khớp, có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Chủ động đến các trung tâm y tế để kịp thời thăm khám và điều trị khi cơn đau nhức vùng dây chằng cổ kéo dài không dứt.