Chuyên Gia Dược Sài Gòn Nói Về Sự Nguy Hiểm Của Bệnh Cao Huyết Áp

Huyết áp được quyết định bởi lượng máu mà tim bơm ra trong các nhịp đập và kháng lực mà máu tác dụng lên động mạch. Tim bơm càng nhiều máu, động mạch càng trở nên hẹp, huyết áp càng tăng

Cao huyết áp là bệnh thường gặp khi áp lực lên thành mạch lớn trong thời gian dài

Cao huyết áp là bệnh thường gặp khi áp lực lên thành mạch lớn trong thời gian dài

Cùng các Bác sĩ – Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh để có những thông tin cần thiết, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Cao huyết áp là bệnh gì?

Cao huyết áp hay còn gọi là tăng huyết áp, có tên tiếng Anh là High Blood Pressure, là bệnh thường gặp khi áp lực lên thành mạch lớn trong thời gian dài, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch.

Bạn có thể bị tăng huyết áp trong nhiều năm không triệu chứng. Ngay cả khi không có triệu chứng, tim và mạch máu vẫn bị tổn thương. Tăng huyết áp không kiểm soát làm tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Tăng huyết áp nói chung có thể tiến triển trong nhiều năm và có thể xảy ra trên mọi đối tượng. Nhờ vào sự phát triển của y học, bệnh tăng huyết áp có thể được phát hiện dễ dàng và kiểm soát được dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Triệu chứng thường gặp của bệnh cao huyết áp?

Hầu hết người bệnh không có triệu chứng, ngay cả khi huyết áp đạt ngưỡng nguy hiểm.

Trong 1 số trường hợp người bệnh có thể nhức đầu, khó thở, chảy máu mũi, nhưng những triệu chứng này không điển hình và thường không diễn ra khi tình trạng đã đến giai đoạn nguy hiểm.

Nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp là do đâu?

Có 2 loại tăng huyết áp:

Tăng huyết áp nguyên phát:

Ở đa số người lớn, bác sĩ thường khó xác định nguyên nhân của tình trạng này. Loại tăng huyết áp này có thể tiến triển nhanh trong vài năm.

Tăng huyết áp thứ phát:

Loại tăng huyết áp này thường do các tình trạng bệnh có sẵn ở người bệnh, có thể xuất hiện đột ngột và làm huyết áp tăng cao hơn tăng huyết áp nguyên phát. Các nguyên nhân có thể gây tăng huyết áp thứ phát:

  • Rối loạn giấc ngủ
  • Bệnh thận
  • U tuyến thượng thận
  • Bất thường tuyến giáp
  • Khiếm khuyết mạch máu do di truyền
  • Sử dụng thuốc tránh thai, thuốc cảm, thuốc chống sung huyết, thuốc giảm đau
  • Nghiện rượu

Biến chứng của bệnh tăng huyết áp

Tuy tăng huyết áp là căn bệnh thường gặp nhưng chúng ta vẫn không thể chủ quan với căn bệnh này được. Tăng huyết áp đặt người bệnh vào ngưỡng nguy hiểm và có nhiều biến chứng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, phình mạch máu,… Chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho biết, việc kiểm soát những biến chứng của bệnh sẽ gặp khó khăn nếu bệnh nhân không đi khám và sớm có biện pháp điều trị kịp thời.

Tăng huyết áp không kiểm soát có thể dẫn đến:

  • Nhồi máu cơ tim, đột quỵ: Tăng huyết áp có thể làm xơ cứng động mạch. Điều này sẽ dẫn tới nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
  • Phình mạch: Huyết áp tăng cao thường xuyên làm thành mạch trở nên kém đàn hồi, yếu và phình to. Nếu khối phình bị vỡ sẽ gây nguy hiểm tính mạng.
  • Suy tim: Bơm máu đi khỏi tim với áp lực thành mạch quá cao gây cản trở việc bơm máu và làm tim kiệt quệ. Các sợi cơ tim dần dày lên, tăng thời gian co bóp, cuối cùng dẫn đến suy tim.
  • Giảm thị lực: Do sự dày, hẹp và các mạch máu nhãn cầu bị rách.
  • Hội chứng chuyển hóa: Hội chứng này gồm nhiều bất thường trong chuyển hóa của cơ thể, như tăng vòng hông, tăng chất béo trong máu, giảm HDL máu và tăng in-su-lin. Tình trạng này dễ đưa đến đái tháo đường, bệnh tim và đột quỵ.
  • Bất thường trí nhớ và tư duy: Tăng huyết áp không kiểm soát có thể ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ, nhớ và học. Người bệnh thường gặp khó khăn khi ghi nhớ và hiểu 1 vấn đề nào đó.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2019

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2019

Những phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh tăng huyết áp?

Mục tiêu điều trị dựa vào tình trạng sức khỏe của bạn:

Huyết áp mục tiêu

  • Thấp hơn 150/90 mm Hg: Nếu bạn lớn hơn 60 tuổi và sức khỏe bình thường.
  • Thấp hơn 140/90 mm Hg: Nếu bạn nhỏ hơn 60 tuổi và sức khỏe bình thường.
  • Thấp hơn 140/90 mm Hg: Nếu bạn có bệnh thận mạn, đái tháo đường, bệnh mạch vành hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành.

Loại thuốc mà bác sĩ kê toa cho bạn phụ thuộc vào số đo huyết áp của bạn và các vấn đề sức khỏe khác.

Thay đổi cách sinh hoạt

Cho dù người bệnh sử dụng thuốc gì thì họ cũng cần có cách sống khoa học.

  • Ăn uống lành mạnh, ăn nhạt
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Bỏ hút thuốc
  • Hạn chế uống rượu
  • Duy trì cân nặng ổn định

Tăng huyết áp kháng trị:

Nếu huyết áp của bạn vẫn không tiến triển tốt khi đã dùng ít nhất 3 loại thuốc khác nhau, 1 trong số đó là thuốc lợi tiểu, bạn có thể đã mắc tăng huyết áp kháng trị.

Mắc tăng huyết áp kháng trị không có nghĩa là huyết áp của bạn sẽ không bao giờ hạ. Thực tế vẫn có cơ hội điều trị hiệu quả tăng huyết áp kháng trị.

Bác sĩ của bạn sẽ đánh giá sự phù hợp của loại thuốc và liều dùng đang sử dụng. Trong 1 số trường hợp, 1 số thuốc, thực phẩm bổ sung và thức ăn có thể làm tình trạng nghiêm trọng hơn. Hãy cởi mở và trung thực kể với bác sĩ của bạn các loại thuốc bạn đang dùng. Nếu bạn không uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, bệnh sẽ trầm trọng hơn.