Chuyên Gia Dược Sài Gòn Nói Gì Về Bệnh Viêm Động Mạch Tế Bào Khổng Lồ?

Viêm động mạch tế bào khổng lồ thường gây đau đầu, căng da đầu, đau hàm và các vấn đề về thị giác. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn tới đột quỵ hoặc mù lòa

Triệu chứng thường gặp nhất của viêm động mạch tế bào khổng lồ là đau và căng đầu

Triệu chứng thường gặp nhất của viêm động mạch tế bào khổng lồ là đau và căng đầu

Cùng các Bác sĩ – Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh Viêm động mạch tế bào khổng lồ qua bài viết này nhé

Viêm động mạch tế bào khổng lồ là bệnh gì?

Viêm động mạch tế bào khổng lồ (tên tiếng Anh là Giant cell arteritis) là tình trạng viêm của lớp áo động mạch. Thông thường, nó ảnh hưởng đến các động mạch trong đầu, đặc biệt là ở vùng thái dương. Vì vậy, viêm động mạch tế bào khổng lồ đôi khi được gọi là viêm động mạch thái dương.

Điều trị bằng phương pháp nội khoa thường làm giảm triệu chứng của viêm động mạch tế bào khổng lồ và có thể ngăn việc mất tầm nhìn. Bệnh có dấu hiệu cải thiện trong những ngày đầu điều trị tuy nhiên vẫn xảy ra tái phát.

Nguyên nhân gây bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ

Với bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ, lớp áo động mạch bị viêm, làm cho chúng bị sưng lên. Điều này làm hẹp mạch máu của bạn, gây giảm lưu lượng máu, vì vậy, làm giảm oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết cho mô cơ thể.

Hầu hết các động mạch lớn hoặc vừa đều có thể bị ảnh hưởng, nhưng sưng thường xảy ra ở động mạch thái dương. Các động mạch này nằm ngay trước tai và tiếp tục đi lên da đầu. Đôi khi chỉ có một phần động mạch này bị sưng.

Điều gì làm cho các động mạch bị viêm vẫn chưa rõ. Một số gen nhất định và các biến dạng gen có thể làm tăng tính nhạy cảm của bạn đối với bệnh này.

Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ

Triệu chứng thường gặp nhất của viêm động mạch tế bào khổng lồ là đau và căng đầu – thường là nghiêm trọng – gây ảnh hưởng đến hai bên thái dương. Triệu chứng ban đầu có thể giống như cảm cúm.

Nhìn chung, các dấu hiệu và triệu chứng của viêm động mạch tế bào khổng lồ gồm có:

  • Đau đầu nặng và dai dẳng, thường ở vùng thái dương
  • Căng da đầu
  • Đau hàm khi nhai hay miệng mở rộng
  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Sụt cân ngoài ý muốn
  • Mất thị lực hay nhìn đôi, đặc biệt là ở những người có đau hàm kèm theo
  • Đột nhiên mất thị lực một mắt kéo dài

Đau và cứng cổ, vai hoặc hông là triệu chứng phổ biến của các rối loạn liên quan, viêm đau nhiều khớp (polymyalgia rheumatica). Khoảng 50% người bị viêm động mạch tế bào khổng lồ cũng có viêm đau nhiều khớp.

Phương pháp điều trị bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ

Theo chuyên gia Y Dược Sài Gòn, điều trị bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ nhằm ngăn ngừa tình trạng mất thị lực, bác sĩ có thể bắt đầu cho thuốc ngay cả trước khi chẩn đoán xác định bằng sinh thiết.

Bạn có thể cần tiếp tục uống thuốc trong một hoặc hai năm hoặc lâu hơn. Sau tháng điều trị đầu tiên, bác sĩ có thể giảm liều từ từ cho đến liều lượng thấp nhất có thể để kiểm soát tình trạng viêm.

Một vài triệu chứng, đặc biệt là đau đầu, có thể trở lại trong thời gian ngắn này. Đây cũng là lúc nhiều người tiến triển các triệu chứng của viêm đau nhiều khớp. Các dấu hiệu này có thể được điều trị với liều thuốc đặc trị tăng nhẹ.

Thuốc trị chứng viêm động mạch tế bào khổng lồ có thể dẫn tới một số tác dụng phụ nghiêm trọng, như loãng xương, tăng huyết áp và yếu cơ. Để chống lại các tác dụng phụ tiềm ẩn này, bác sĩ có thể kiểm tra mật độ của xương bạn và cho thuốc bổ sung canxi và vitamin D hoặc các thuốc khác để ngăn ngừa loãng xương. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra huyết áp và đề nghị một lộ trình tập thể dục, thay đổi chế độ ăn và thuốc giữ huyết áp ở mức bình thường.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2019

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2019

Biện pháp phòng chống bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ

Khi viêm động mạch tế bào khổng lồ được chẩn đoán và điều trị sớm, tiên lượng thường tốt. Các triệu chứng có thể cải thiện nhanh chóng và thị lực có thể không bị ảnh hưởng. Thách thức lớn nhất của bạn trong trường hợp này có thể là đối phó với vài tác dụng phụ của thuốc. Các gợi ý sau đây có thể giúp ích:

  • Chế độ ăn lành mạnh: Ăn uống khỏe có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn, như loãng xương, huyết áp cao và tiểu đường. Tăng cường bổ sung trái cây và rau quả tươi, ngũ cốc, thịt nạc và cá, trong khi đó giảm muối, đường, và cồn. Hãy chắc chắn bạn lấy vào đủ lượng canxi và vitamin D. Các chuyên gia khuyến cáo nên lấy vào1,200 mg canxi và 800 IU vitamin D mỗi ngày cho phụ nữ trên 50 tuổi và đàn ông trên 70 tuổi. Hỏi bác sĩ để biết liều lượng phù hợp với bạn.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên, như đi bộ có thể giúp ngừa loãng xương, huyết áp cao và tiểu đường. Điều này cũng có lợi cho tim và phổi của bạn. Ngoài ra, nhiều người thấy rằng tập thể dục làm cải thiện tâm trạng và các cảm giác tổng thể được tốt. Nếu bạn chưa từng tập thể dục, hãy bắt đầu thật chậm và nâng mức từ từ. Bác sĩ có thể giúp bạn lên kế hoạch cho lộ trình tập thể dục phù hợp với bạn.
  • Thường xuyên theo dõi kiểm tra: Đi khám bác sĩ để theo dõi các tác dụng phụ của điều trị và tiến triển của các biến chứng.

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ mà chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh đã đề cập đến các bạn, qua bài viết này hi vọng bạn có những thông tin hữu ích về bệnh để dự phòng cũng như có biện pháp điểu trị bệnh hiệu quả nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *