Chuỗi Nhà Thuốc Của Các Tập Đoàn Sẽ Tiêu Diệt Các Quầy Thuốc Nhỏ Lẻ?

Chuỗi Nhà Thuốc Của Các Tập Đoàn Sẽ Tiêu Diệt Các Quầy Thuốc Nhỏ Lẻ?

Gần đây, hàng loạt tập đoàn bán lẻ như Thế giới di động (MWG), FPT Retail (FRT), Digitworld (DGW), VinFa – Vingroup… công bố mở chuỗi Nhà thuốc để tham gia lĩnh vực phân phối bán lẻ dược phẩm, thực phẩm chức năng chiếm thị phần của các quầy thuốc nhỏ lẻ.

Mô hình siêu thị thuốc sẽ dần thay thế các quầy thuốc nhỏ lẻ?

Mô hình siêu thị thuốc sẽ dần thay thế các quầy thuốc nhỏ lẻ?

Cuối năm 2017, tập đoàn MWG đã mua lại chuỗi dược phẩm Phúc An Khang và đổi tên mới thành An Khang để kinh doanh phân phối bán lẻ dược phẩm tại TPHCM. Tập đoàn FPT tham vọng mở khoảng 25 cửa hàng dược phẩm trong năm 2018 với thương hiệu FPT Pharma.

Chuỗi Nhà thuốc VinFa được tập đoàn Vingroup thành lập tháng 1/2018, VinFa ra đời là với tham vọng xây dựng chuỗi nhà thuốc và hệ thống phân phối phủ rộng khắp cả nước. Rồi ngay cả đến những đại gia bán lẻ khác cũng như DGW hay Siêu thị điện máy Nguyễn Kim cũng đã công bố ý định tham gia thị trường bán lẻ dược phẩm.

Theo giám đốc Công ty Truyền thông Dược Sài Gòn cho biết: Tiềm năng của ngành bán lẻ dược phẩm, thực phẩm chức năng rất lớn, thậm chí thị phần đủ lớn cho các tập đoàn có thể chia miếng bánh thị phần để chung sống.

Nhưng nhiều chủ các quầy thuốc nhỏ lẻ lại tỏ ra lo lắng rằng: các tập đoàn, đại gia bán lẻ nhảy vào mở chuỗi Nhà thuốc sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần bán lẻ thuốc tân dược và tiêu diệt hết các quầy thuốc kinh doanh nhỏ lẻ.

Theo Phó Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Thuốc là một mặt hàng đặc thù thuộc diện kinh doanh có điều kiện không giống như mặt hàng điện máy, ai cũng có thể bán, có thể mua bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu.

Việc các Nhà thuốc, quầy thuốc tư nhân sẽ phải đối mặt với việc cạnh tranh của các tập đoàn, các đại gia bán lẻ trong lĩnh vực điện máy nhảy sang kinh doanh dược phẩm là điều khó tránh khỏi. Do thị trường Dược phẩm Việt Nam có tốc độ tăng trưởng mạnh hàng năm khiến các tập đoàn kinh tế muốn lấn sân đầu tư sang lĩnh vực kinh doanh dược phẩm.

Các tập đoàn, đại gia điện máy có ưu điểm vượt trội là kỹ năng thiết lập, vận hành hệ thống, cơ sở bán lẻ vốn là thế mạnh của họ nhưng họ đang bị vướng ở các yếu tố khác liên quan đến nhân sự, thị trường.

Ts PGS Trần Hà Minh Quân cố vấn chiến lượng Marketing Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thì nhấn mạnh: Dược phẩm là lĩnh vực rất khác so với các mặt hàng bán lẻ như điện máy dù các tập đoàn có điều động những nhân sự quản lý kỳ cựu, giỏi nghề, dày dạn thương trường để phát triển chuỗi Nhà thuốc thì cũng chưa chắc đã nhanh chóng chiếm được thị phần bán lẻ thuốc.

Lý do là các tập đoàn bán điện thoại, điện máy giỏi nhưng chưa chắc đã bán thuốc giỏi do kỹ năng bán hàng của lĩnh vực điện máy khác xa so với kỹ năng giao tiếp người bệnh để bán thuốc. Một trở ngại lớn mà các chuỗi Nhà thuốc của các tập đoàn gặp phải đó là trở ngại liên quan đến các quy định bằng cấp chuyên môn của đội ngũ nhân viên phải là Dược sĩ chứ không thể là ngành học khác như Siêu thị điện máy.

Việc tuyển dụng và đào tạo 1 nhân viên có kỹ năng bán thuốc chắc chắn sẽ mất nhiều công sức hơn so với việc tuyển dụng nhân viên Sale điện máy.

Việc phát triển chuỗi Nhà thuốc phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ nhân viên Dược sĩ được đào tạo chuyên môn

Việc phát triển chuỗi Nhà thuốc phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ nhân viên Dược sĩ được đào tạo chuyên môn

Vì sao các cơ sở bán lẻ thuốc vẫn sống khoẻ ngay cạnh hệ thống siêu thị thuốc?

Ts PGS Trần Hà Minh Quân khi giảng dạy Marketing tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: Các cơ sở bán lẻ thuốc vẫn sống khoẻ ngay cạnh chuỗi hệ thống siêu thị thuốc của các đại gia tập đoàn vì yếu tố tâm lý người tiêu dùng.

Đây là cái mà các đại gia tập đoàn khi ồ ạt mở chuỗi Nhà thuốc nhằm chiếm lĩnh thị trường Dược Phẩm không lường trước các yếu tố tâm lý, thói quen gây ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người Việt.

Thuốc không giống như mặt hàng tiêu dùng thông dụng, thông thường người ta thấy cửa hàng to đẹp là vào mua hàng tiêu dùng và người tiêu dùng thì tiện đâu mua đó cho tiện, miễn giá cả hợp lý là mua nhưng còn Thuốc thì khác.

Tâm lý người Việt thường tìm đến các quầy thuốc quen, các cô Dược sĩ thân quen bán thuốc nhiều năm ở gần nhà để mua cho yên tâm.

Thông thường mua các mặt hàng tiêu dùng khác ở chợ thì người ta hay mặc cả cò kè về giá tiền còn mua thuốc không mấy người mặc cả mua thuốc như mua rau ngoài chợ bao giờ. Chính tâm lý tiêu dùng khi mua thuốc của người Việt đã tạo nên những thế mạnh cho các cơ sở bán lẻ thuốc truyền thống.

Đó là sự gắn kết giữa Dược sĩ Quầy thuốc với khách hàng, niềm tin vững chắc đã được thiết lập giữa 2 bên khiến các quầy kinh doanh thuốc nhỏ lẻ không sợ bị tiêu vong bởi chuỗi Nhà thuốc của các tập đoàn như FPT, Điện Máy Xanh, Nguyễn Kim, Vingroup…

Dấu hiệu gần đây cho thấy là tần suất thông tin liên quan đến chuỗi các Nhà thuốc của các đại gia bán lẻ nhảy vào kinh doanh dược phẩm đang dần thưa thớt.

Những thách thức chủ quan lẫn khách quan khiến các tập đoàn thận trọng hơn trong việc đầu tư chiếm lĩnh thị trường bán lẻ thuốc. Khả năng ồ ạt mở chuỗi Nhà thốc sẽ khó xảy ra trong ngắn hạn.

Điều này góp gia tăng sự tin tin của các cơ sở bán lẻ thuốc tân dược có thể dùng uy tín cá nhân để cạnh tranh với các chuỗi Nhà thuốc của các tập đoàn.