Chọn Sai Ngành Nghề Học Sinh Phải Trả Giá Bằng Cả Thanh Xuân

Nhiều học sinh chỉ biết tên ngành nghề nói chung mà không tìm hiểu sâu về lĩnh vực chuyên ngành và vội vàng đưa ra quyết định lựa chọn sẽ bỏ phí cả những năm tháng tuổi trẻ theo đuổi.

Nhiều học sinh chọn chưa đúng cho mình ngành nghề cũng là do chưa hiểu về ngành nghề đó
Nhiều học sinh chọn chưa đúng cho mình ngành nghề cũng là do chưa hiểu về ngành nghề đó

Chọn sai ngành nghề học sinh phải trả giá bằng cả thanh xuân

Mùa tuyển sinh năm 2019 đang đến rất gần, thời điểm hiện tại nhiều bạn lo lắng cho kỳ thi xét tốt nghiệp sắp tới nhưng lại vừa phải đau đầu với việc lựa chọn nghề nghiệp sắp tới cho năm học cuối cấp. Vì thế dễ thỏa hiệp mới những quyết định rất mông lung, chọn ngành nghề thi nhưng không biết chắc chắn mình yêu thích hay không, sau sẽ làm nghề gì.

Việc lựa chọn đúng thì không có sao, nhưng nếu sai thì mất nhiều thời gian để làm lại từ đầu, mà đa phần xác suất sai lầm thường cao.

Theo các chuyên gia giáo dục, các bạn học sinh lớp 12 khi tham gia đăng ký tuyển sinh vào các trường Địa học Cao đẳng. Đến thời điểm quyết định chọn ngành nghề mà sai thì sẽ phải trả giá cho thời gian thanh xuân. Thời gian tiêu tốn mất 3-4 năm để học trên trường đại học, cao đẳng mà ra trường lại học không đúng ngành nghề được đào tạo, đi làm trái ngành, thất nghiệp…

Thậm chí ngay từ năm nhất nhiều sinh viên đã phải thi lại để tìm đúng con đường và hướng đi của mình. Cũng có nhiều sinh viên sau khi ra trường nhưng cũng không biết mình đã chọn đúng ngành nghề thế mạnh của mình chưa.

Nhiều bạn đỗ đại học các trường TOP nhưng vẫn không thể thành công vì chọn ngành không đúng sở trường, đúng sở thích. Theo khảo sát có 15-20% sinh viên tốt nghiệp mới biết mình chọn ngành nghề sai. Trong khi phải mất 4 năm tuổi xuân, “mòn mông” tại ghế nhà trường, mơ hồ giữa ngành học và sau là đi làm việc thực tế, nhiều bạn phải trả giá đắt.

Theo các chuyên gia trong chương trình tư vấn tuyển sinh năm 2019  cho rằng, học sinh cần chọn nghề trước khi chọn trường, nên nộp 4 nguyện vọng tương đương vào các ngành mang tính chất công việc giống nhau.

“Ví dụ, ngành Quản trị Nhân lực và Quản trị Thông tin hoàn toàn khác biệt. Khối ngành xã hội, du lịch và triết học không liên quan nhau. Nếu chỉ chọn theo cách cốt sao trúng tuyển là sai lầm”. Đây là điều mà các thí sinh năm trước thường làm, miễn là trúng tuyển Đại học trước còn đúng ngành nghề hay chưa thì chưa biết.

Để khắc phục được nhược điểm này thì học sinh cần thực hiện những lời khuyên sau:

Hãy chọn theo sở trường của bản thân, bởi chỉ khi làm việc thành công, con người mới thấy hạnh phúc nhất. “Thích và làm được hoàn toàn khác nhau. Hãy chọn công việc bạn thích mà làm được”.

Khi chọn trường, học sinh cần đặt ra những cơ sở để so sánh như: Học phí có phù hợp điều kiện gia đình, cơ sở vật chất, truyền thống lâu năm của trường… Nếu không cân nhắc kỹ, các em có thể đánh mất tương lai của chính mình.

Việc chọn sai ngành nghề có thể dẫn đến hậu quả khó lường
Việc chọn sai ngành nghề có thể dẫn đến hậu quả khó lường

Hậu quả của việc chọn sai ngành nghề

Việc không định hướng nghề nghiệp từ sớm hoặc không có nghiêm túc trong chọn ngành nghề tạo nên những hậu quả:

Lãng phí thời gian:

Nhiều bạn trẻ bỏ phí nhiều năm để theo ngành nghề mà bố mẹ muốn, theo xu hướng… kết cục là bỏ phí nhiều năm học, cất bằng vào tủ và không sử dụng. Khá nhiều bạn trẻ ao ước thời gian quay trở lại, để chọn đúng ngành nghề mình đam mê, không phải hối hận. Một số người chấp nhận bằng lòng với số phận, tiếp tục với công việc sai hướng, còn có người dù lớn tuổi nhưng cũng quyết định làm lại từ đầu

Lãng phí chất xám:

Kiến thức đào tạo trong 3-4 năm Đại học mà không dùng đến để vận hành hiệu quả một công việc. Trước mắt là phải kiếm ra tiền bằng cái nghề mình học thì đó mới thực sự không lãng phí.

Những cơ quan báo đài cũng ra rả rất nhiều vì tỷ lệ sinh viên được đào tạo, có bằng cấp lại đi làm công nhân, công việc tay chân. Thự sự một lãng phí không hề nhỏ cho gia đình sinh viên đó mà trên bề rộng của XH là một sự hoang phí rất to lớn.

Tăng tỷ lệ sinh viên thất nghiệp, khó tìm việc làm:

Khi sinh viên chọn ngành nghề sai, tốt nghiệp đi làm không tìm được việc, phải đi làm trái ngành nghề, khó xin được việc. Các bạn học sinh mơ hồ trong việc chọn ngành nghề, dẫn đến không biết mình sẽ làm gì trong tương lai, nên loay hoay tìm công việc cho riêng mình.

Trên đây sẽ là những góp ý cho các em học sinh năm nay chuẩn bị bước vào mùa tuyến sinh. Sẽ có những em chọn đúng cũng sẽ không thiếu những em chọn sai. Hi vọng sẽ giúp ích cho các em rất nhiều đều tìm được lối đi đúng đắn cho bản thân.