Chia sẻ về biến chứng nguy hiểm của bệnh á sừng từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Á sừng là một dạng của viêm da cơ địa khiến da thô ráp, bong tróc, nứt da, đau ngứa. Việc đưa ra biện pháp điều trị bệnh là cần thiết để tránh những biến chứng nguy hiểm mà bệnh mang đến

Bệnh á sừng
Bệnh á sừng

Các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ chia sẻ đến bạn đọc về bệnh á sừng cũng như biến chứng nguy hiểm mà bệnh mang đến qua bài viết sau đây!

TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH Á SỪNG

Á sừng là tình trạng lớp sừng trên da chuyển hóa dở dang, tế bào còn nhân và nguyên sinh chưa thực hiện chuyển hóa hết thành sừng. Á sừng khá phổ biến hiện nay, thường gặp nhất là á sừng ở tay (các ngón tay, lòng bàn chân), á sừng ở chân (các ngón chân, lòng bàn chân, gót chân), á sừng móng, á sừng ở mặt và á sừng da đầu.

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn nhận định, bệnh á sừng thường do một số yếu tố gây nên như: Thời tiết hanh khô, biến đổi nội tiết trong cơ thể ở tuổi dậy thì, mãn kinh, mang bầu, sinh đẻ, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, xăng dầu, xà phòng, đeo găng tay liên tục trong thời gian dài….

Da khô, bong tróc, ngứa rát, thay đổi sắc tố da, nứt nẻ, đau đớn, rớm máu, da bong hết lớp này đến lớp khác gây mỏng da, thậm chí mất hết vân tay, chân… là những dấu hiệu bệnh á sừng mà nhiều người gặp phải.

Các triệu chứng á sừng có sự khác biệt theo mùa và thường trở nặng hơn vào mùa đông nên còn được gọi là viêm da cơ địa mùa Đông. Một số triệu chứng á sừng thường gặp bao gồm:

  • Á sừng mùa hè: Ngứa da, nổi mụn nước, da khô, đau rát khi ra nhiều mồ hôi, dễ nhiễm khuẩn gây đau và sưng tấy.
  • Á sừng mùa Đông: Bùng phát dữ dội khiến da khô, nứt nẻ, ngứa, chảy máu và đau đớn, khó chịu ảnh hưởng đến tâm lý, sinh hoạt.

Ngoài ra, á sừng da đầu và da mặt thường dễ nhầm lẫn là bệnh vảy nến, với các triệu chứng: Da đầu khô, có vảy trắng thành từng mảng, ngứa, tổn thương lan dần xuống mặt và toàn thân.

BỆNH Á SỪNG CÓ LÂY KHÔNG?

Mặc dù bệnh á sừng gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng, khiến da nứt nẻ, chảy máu khá đáng sợ, nhưng lại không phải là căn bệnh lây nhiễm. Bệnh không lây từ người này sang người khác qua đường tiếp xúc. Á sừng cũng không gây phát tán virus, vi khuẩn vào không khí. Vì thế, có thể hoàn toàn yên tâm khi tiếp xúc với bệnh nhân á sừng mà không cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa.

Tuy nhiên, bệnh á sừng có thể lây lan nhanh chóng từ vùng da này sang vùng da khác trên cơ thể bệnh nhân. Do đó, khi phát hiện mắc á sừng, bệnh nhân cần điều trị sớm để tránh bệnh lan rộng và dẫn tới biến chứng.

BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH Á SỪNG

Nguy cơ bội nhiễm, hoại tử da do á sừng

Á sừng gây dày da, bít tắc lỗ chân lông khiến mồ hôi và các chất cặn bẩn không thể thoát ra ngoài, gây ngứa – gãi dẫn đến tổn thương, nứt toác, viêm da, nhiễm khuẩn, bội nhiễm da.

Tình trạng bội nhiễm do vi khuẩn tụ cầu vàng, vi khuẩn mủ xanh gây tổn thương da nghiêm trọng, tăng nguy cơ hoại tử da gây đau đớn và khó điều trị dứt điểm. Đối với bệnh nhân á sừng thì đây là biến chứng đáng sợ.

Á sừng biến chứng nhiễm trùng máu nguy hiểm

Khi vùng nhiễm trùng rộng, vi khuẩn lợi dụng “vết nứt” trên da, xâm nhập vào máu gây ra nhiễm khuẩn huyết dẫn đến viêm tại các cơ quan có mô liên kết giống nhau như màng tim, màng khớp gây bệnh tim mạch, viêm tủy xương, biến dạng khớp, hạn chế vận động, bại liệt…

Một biến chứng thường thấy nữa của bệnh á sừng nếu không được chữa trị kịp thời dẫn đến bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính, liken hóa (da dày lên, đổi màu, bong tróc) gây tổn thương da và rất khó điều trị.

Á sừng gây hạn chế chức năng của da

Lớp sừng trên da đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại từ môi trường và hạn chế sự mất nước của biểu bì, giúp duy trì được sự đàn hồi, sự vững chắc và mềm mại của da.

Nếu lớp sừng bị suy yếu, da sẽ mất đi độ ẩm, da trở nên khô, sần sùi và có xu hướng bị nứt nẻ. Á sừng có thể mủ gây mất nước, khô da, mất cân bằng điện trên da. Từ đó làm cơ thể người bệnh suy giảm miễn dịch, mất sức, suy kiệt.

Ngoài ra, các triệu chứng bệnh á sừng gây tổn thương da, dễ để lại sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến người bệnh gặp áp lực tâm lý, ám ảnh, mặc cảm, đảo lộn cuộc sống, công việc, dễ di truyền cho thế hệ sau với tỷ lệ 50 – 60%…

Để tránh các biến chứng nguy hiểm kể trên, bạn nên nhanh chóng thăm khám và điều trị á sừng bằng giải pháp phù hợp ngay khi nhận thấy các triệu chứng.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

PHƯƠNG PHÁP ĐƯỢC ÁP DỤNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH Á SỪNG

Bệnh á sừng liên quan đến yếu tố cơ địa nên việc điều trị sẽ khó dứt điểm nếu như không có giải pháp hiệu quả. Do đó, nguyên tắc đầu tiên cần ghi nhớ là điều trị bệnh á sừng nhằm mục đích chữa tổn thương lớp sừng và ngăn chặn không cho bệnh quay lại.

Các thói quen sai lầm trong điều trị bệnh như lạm dụng thuốc bôi, thuốc uống, kem dưỡng da, tùy tiện thực áp dụng chữa á sừng tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ có thể khiến tổn thương da nghiêm trọng hơn. Lạm dụng thuốc kháng sinh, giảm ngứa trong thời gian dài tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ.

Y sĩ Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết, trong Đông Y căn nguyên gây bệnh á sừng do tình trạng phong nhiệt, thấp nhiệt, cơ thể nhiễm nhiệt độc, khí huyết tắc nghẽn mà sinh ra. Do đó, việc điều trị bệnh cần tập trung giải quyết căn nguyên bên trong và làm lành tổn thương bên ngoài, đánh bật gốc á sừng, ngăn ngừa tái phát.