Bộ Y Tế Quy Định Thu Kinh Phí Thực Hành Đào Tạo Đối Với Nhóm Ngành Sức Khoẻ Như Thế Nào?

Hiện nay, các bệnh viện công lập cũng phải thực hiện tự chủ tài chính nên Nghị định 111/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ tháng 11-2017 của Chính Phủ cho phép các bệnh viện thu tiền thực hành của sinh viên ngành Y Dược để đảm bảo kinh phí đào tạo thực hành, thực tập, thức tế.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn luôn đặt tiêu chí đào tạo Y khoa gắn liền thực tiễn nên hàng đầu

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn luôn đặt tiêu chí đào tạo Y khoa gắn liền thực tiễn nên hàng đầu

Nghị định 111/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ tháng 11-2017 “Quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe” cho phép các bệnh viện thu tiền thực hành của sinh viên các Trường Đại học – Cao đẳng – Trung cấp Y Dược theo mức Bệnh viện tự thoả thuận với các Trường gửi sinh viên đên Bệnh viện để đào tạo thực hành, thực tế tay nghề.

Tuỳ theo thời gian thực tập dài ngắn hoặc thương hiệu của Bệnh viện tuyến trung ương hay tuyến địa phương, các trường đào tạo khối ngành sức khoẻ sẽ xây dựng mức thu kinh phí đào tạo thực hành cho sát thực tiễn tại địa phương nơi trường gửi sinh viên đến các cơ sở Y tế thực tập.

Điều 12, Nghị định 111/2017/NĐ-CP quy định Chi phí đào tạo thực hành là gì?

Điều 12, Nghị định 111/2017/NĐ-CP quy định Chi phí đào tạo thực hành

  1. Chi phí đào tạo thực hành tại cơ sở thực hành được kết cấu trong giá dịch vụ đào tạo (học phí) khối ngành sức khỏe gắn với lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ đào tạo theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
  2. Mức chi phí đào tạo thực hành được xác định trên cơ sở tương ứng với tỷ lệ thời lượng thực hành trong chương trình đào tạo.
  3. Cơ sở giáo dục Y tế và cơ sở thực hành Bệnh viện thỏa thuận, thống nhất mức chi phí đào tạo thực hành và quy định cụ thể trong hợp đồng đào tạo thực hành. Trường hợp cơ sở giáo dục và cơ sở thực hành không ký hợp đồng thực hành theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này thì mức chi phí đào tạo thực hành phải được nêu cụ thể trong kế hoạch đào tạo thực hành.

Điều này đã tạo ra hành lang pháp lý để các trường đào tạo y khoa ký hợp đồng với các bệnh viện là cơ sở thực hành trong việc gửi sinh viên y dược đến thực tập.

Tuy nhiên, một số sinh viên ngành Y lo lắng có thể phải đóng thêm học phí thực hành tại khi đi thực tập bệnh viện và nhiều trường cao đẳng y dược Thành Phố Hồ Chí Minh cũng lo lắng về chi phí cho hoạt động đào tạo – thực hành Y Dược tăng cao hơn trước, thậm chí bệnh nhân cũng có thể bị ảnh hưởng tới quyền lợi.

Ts Trần Công Chí Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, việcNhà trường hợp tác các với các bệnh viện đã có sự gắn lâu dài với mục đích hai bên đều có lợi. Bởi sinh viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn có nơi thực hành thực tế còn các bệnh viện có một lực lượng lao động rất lớn để phụ giúp các Bác sĩ trong việc chẩn đoán điều trị, chăm sóc người bệnh.

Theo một số Bác sĩ giảng viên Đại học Y Dược cho rằng, mặc dù các bệnh viện đang thực hiện tự chủ có quyền cân đối thu chi, nhưng nếu thu kinh phí đào tạo thực hành cao quá thì sẽ là rào cản lớn đối với sinh viên Y Dược và bệnh viện cũng có thể thiếu hụt nguồn nhân lực sinh viên vừa thực tập vừa trợ giúp công việc cho các Bác sĩ.

Hiện nay, hầu hết các Bệnh viện lớn ở Thành Phố Hồ Chí Minh đều cam kết ủng hộ sinh viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đến thực hành thực tập, thực tế với chi phí hợp lý nhằm phối hợp với Nhà trường bám sát mục tiêu: Đào tạo gắn liền thực tiễn nghề y.

Chính từ sự đồng thuận của phần lớn các bệnh viện Thành Phố Hồ Chí Minh, để công tác quản lý và phối hợp đào tạo – thực hành được tốt hơn, tới đây Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ tăng cường thông tin hai chiều giữa Bệnh viện và Nhà trường để quản lý cán bộ và sinh viên học thực hành Y khoa tốt hơn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *