Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền Phương Hương Hoá Thấp

Trong Y học cổ truyền khi thấp ngưng trỏ ỏ trung tiêu, sẽ làm cho chức năng vận hoá của tỳ vị bị suy giảm, trên lâm sằng xuất hiện các triệu chứng: ăn kém, ngực bụng đầy tức chướng, đại tiện phân nhão..

Bài thuốc phương hương hóa thấp

Đặc tính của thấp là: Dính, nhờn, nặng, đục, cho nên trong điểu trị phải chọn các vị thuốc có tính vị phương hương, khổ ôn (thơm, đắng, ấm) và phôi ngũ thêm với các vị thuốc có tác dụng kiện tỳ, lợi thuỷ.

Y học cổ truyền bài thuốc phương hương hóa thấp

Bài thuốc: Hoắc hương chính khí tán (Hoà tể cục phương)

Cấu trúc bài thuốc: Hoác hương 12g, Tử tô 8-12g, Bạch chỉ  4-8g, Trần bì  6-12g, Cát cánh 4-8g, Bạch truật  8-12g, Hậu phác 4-8g, Cam thảo 4g, Bán hạ chế 12g, Đại phúc bì  8-12g, Phục linh  12-16g.

Cách dùng:  Nguyên bài dùng dưới dạng tán bột hay dạng viên hoàn, mỗi lần uôhg từ 8-12g. Mỗi ngày uống 2-3 lần. Ngày nay thương dùng dưới dạng thang sắc, mỗi ngày uống 1 thang, chia 2 lần.

Tác dụng:  Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn bài thuốc có tác dụng phương hương hoá thấp, lý khí, hoà trung.

Chỉ định: Do người bệnh cảm thụ tà của thử thấp. Bên ngoài có biểu chứng: sỢ lạnh, phát sốt, đau đầu… Bên trong có biểu hiện thấp tà ngăn trở ỏ trung tiêu: ngực bụng đầy trướng, lợm giọng, buồn nôn, ỉa chảy, miệng nhạt, rêu lưỡi nhòn.

Nguồn bài viết: duocsaigon.com.vn