Bác Sĩ Y Học Cổ Truyền Tư Vấn Những Kiêng Kỵ Khi Dùng Thuốc Bắc

Hiện nay Thuốc bắc – Y học cổ truyền ngày càng được sử dụng rộng rãi để chữa bệnh. Tuy nhiên cần phải lưu ý khi sử dụng thuốc bắc để có được hiệu quả.

Thuốc Bắc có nguồn gốc từ thảo dược, những bài thuốc hay những vị thuốc quý đã truyền từ đời này sang đời khác, cứu chữa được bao nhiêu người thoát khỏi cơn nguy kịch. Thuốc Bắc có nhiều cách sử dụng như sắc, thuốc viên hoàn tán, thuốc bột, thuốc cao đặc và thuốc bắc ngâm rượu. Ngoài ra, người ta còn sản xuất dạng thuốc siro cho trẻ em dễ uống, nấu cao dán chống đau sưng, viêm nhiễm…

Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn tư vấn những kiêng kỵ khi dùng thuốc Bắc

Dụng cụ sắc thuốc

Tốt nhất là nồi đất hay ấm đất, hiện nay do công nghệ phát triển, người ta đã sản xuất ra ấm điện sắc thuốc rất tốt bằng sứ vừa tiện lợi, không sợ trào, không sợ bay hơi thuốc. Sau đó mới đến đồ sắt tráng men không bị xây xát, sứt mẻ, không nên dùng xoong nồi bắt sắt, nhôm hay kim loại để sắc thuốc.

Nước dùng để sắc thuốc phải dùng nước lạnh, tốt nhất là nước mưa. Nếu dùng nước máy cần để nước ra ngoài 1 giờ cho nước bay hơi mùi clo. Khi cho nước vào sắc thuốc cần bỏ phần lắng đọng ở dưới đáy gáo. Ngâm thuốc trong nước để 20 phút cho thuốc hút đủ nước, ngấm vào thuốc cho mềm, thuốc sẽ phai ra từ từ khi ta đun nhỏ lửa. Không được cho nước nóng hay nước sôi vào đun thuốc bắc vì nước nóng dù có ninh nhừ đến đâu thuốc cũng không phai ra hết chất, cho nên dinh dưỡng của thuốc kém đi, chữa bệnh lâu khỏi.

Đối với thuốc bổ

 Thuốc bổ máu, bổ khí, bổ can thận hay bổ tỳ vị đều phải đun nhỏ lửa, sắc kỹ cho thuốc ngấm ra hết chất. Sắc 3 bát nước còn 1 bát chắt ra, lại cho 3 bát tiếp, sắc 3 lần chắt ra 3 bát hòa đều rồi uống trong ngày, chia làm 3 lần, uống lúc ấm trước khi ăn.

Thuốc bệnh, thuốc giảm cân

Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Thành Phố Hồ Chí Minh Không sắc lâu, thuốc sôi lên là được, uống trong ngày chia làm 3 lần sau khi ăn, uống nóng, cần kiêng kỵ những thức ăn sống, lạnh. Sau khi uống thuốc cần kiêng ra gió, kiêng nước lạnh, không uống bia rượi, nước ngọt có gas.

Thuốc thanh nhiệt, giải độc, cầm máu

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thời gian sắc thuốc 30 phút, uống ngày 3 lần. Trước khi ăn, cần uống nóng, trong ngày. Kiêng thức ăn cay nóng, thức ăn tanh như tôm, cua, cá…

Với thuốc cầm máu, những người bị chảy máu cam, xuất huyết dạ dày, nôn ra máu, đái ra máu… cần uống thuốc thật nguội, nếu uống nóng máu sẽ lại chảy ra. Kiêng không uống rượu bia và các chất kích thích.

Đối với thuốc phong thấp

Không nên sắc đặc quá, cần lượng nước nhiều để lợi tiểu làm cho thấp tà theo nước tiểu ra ngoài. Kiêng ăn thức ăn có vị chua, chát.

Thuốc ghẻ lở, mụn nhọt, hắc lào

Uống thuốc ấm chia 3 lần trong ngày. Kiêng ăn thức ăn cay, đắng, tanh tưởi như: gà trống, tía tô, cá tươi, tôm, cua, ếch…

 Thuốc chống nôn

Uống thuốc nguội nhưng không lạnh quá, nếu còn nôn cho uống thêm nước gừng, kiêng thức ăn sống lạnh, tanh.

Nguồn bài viết: duocsaigon.com.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *