Bác Sĩ Y Học Cổ Truyền Hướng Dẫn Bài Thuốc Hồi Dương, Cứu Nghịch

Trong Y học cổ truyền các bài thuốc hồi dương, cứu nghịch thường dùng trong chứng dương khí suy nhiều, mà âm hàn bên trong mạnh.

Bài thuốc hồi dương, cứu nghịch

Các bài thuổc này thường có cấu trúc phối ngũ giữa các vị thuốc ôn tạng phủ trừ hàn như: Phụ tử chế, Can khương, Nhục quế… và các vị thuốc ích khí như: Nhân sâm, Chích cam thảo… Ngoài ra, còn thương phối hợp sử dụng các phương pháp hoá khí, lợi thuỷ hay trấn nạp thận khí.

Y học cổ truyền Sài Gòn – Bài thuốc hồi dương, cứu nghịch

Bài thuốc: Tứ nghịch thang (Thương hàn luận)

Cấu trúc bài thuốc: Sinh phụ tử 15g, Can khương 9g, Chích cam thảo 6g

Cách dùng:  Thường mỗi ngày uô’ng 1 thang, sắc uống chia 2 lần.

Tác dụng:  Theo Bác sĩ Y học cổ truyền bài thuốc có công dụng hồi dương cứu nghịch.

Chỉ định:  Âm hàn ở bên trong mạnh, dương khí đã suy yếu, tay chân giá lạnh, đi đại tiện phân lỏng nát hoặc ra mồ hôi lạnh, đau bụng, nôn mửa, mạch trầm hay vi tê muốn tuyệt, rêu lưỡi trắng.

Bài thuốc: Sâm phụ thang (Thế y đắc hiệu phương)

Cấu trúc bài thuốc: Nhân sâm 8-16g, Phụ tử chế 8-12g.

Cách dùng: sắc uống, uổhg nóng. Nếu bệnh tình nặng có thể tăng thêm liều lượng và có thể 1 ngày uổng 2 thang.

Tác dụng: Hồi dương, ích khí, cô’thoát.

Chỉ đỉnh: Dương khí hoạt thoát, khí đoản, ra mồ hôi , tay chân lạnh, váng đầu, sắc mặt nhợt, mạch vi mà muôn tuyệt.

Nguồn bài viết: duocsaigon.com.vn