Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh sốt phát ban ở trẻ em

Sốt phát ban ở trẻ em là tình trạng tăng thân nhiệt đi kèm với tổn thương da, tuy bệnh khá phổ biến nhưng trong một số trường hợp, trẻ có thể bị sốt cao, dẫn đến một số biến chứng ở não và phổi.

Bệnh sốt phát ban ở trẻ em
Bệnh sốt phát ban ở trẻ em

SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ EM

Sốt phát ban ở trẻ là tình trạng nhiễm virus cấp tính khiến cơ thể sốt cao đi kèm với tổn thương da dạng đốm. Bệnh lý này thường có xu hướng xuất hiện ở trẻ nhỏ – đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.

Phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều có đáp ứng tốt sau khi được nghỉ ngơi và điều trị. Tuy nhiên ở một số trẻ, tình trạng sốt có thể trở nên nghiêm trọng và gây ra di chứng ở một số cơ quan quan trọng.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh sốt phát ban là do virus herpes 6 và 7. Virus này có khả năng lây nhiễm cao, do đó khi trẻ tiếp xúc với người nhiễm bệnh, virus dễ dàng lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gián tiếp thông qua các vật dụng sinh hoạt. Ngoài ra, bệnh lý này cũng có thể xảy ra do trẻ nhiễm virus sởi, virus rubella, adenovirus,…

Nguyên nhân khiến trẻ từ 2 – 5 tuổi dễ mắc bệnh sốt phát ban là do cơ thể chưa tự tạo ra kháng thể để đối kháng với các virus gây bệnh. Trong khi đó, trẻ nhỏ tuổi hơn có chứa kháng thể được cơ thể mẹ sản sinh trong thời gian mang thai nhằm giúp trẻ chống lại các tình trạng nhiễm trùng.

Triệu chứng thường gặp

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh, các triệu chứng sẽ bùng phát sau khoảng 1 – 2 tuần. Các triệu chứng thường gặp, bao gồm:

  • Sốt cao: Đây là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh sốt phát ban. Trẻ mắc bệnh thường có thân nhiệt cao khoảng 39 – 40 độ C.
  • Phát ban: Tương tự như sốt, phát ban da cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh lý này. Phát ban da thường có hình đốm, màu sắc từ hồng đến đỏ. Tổn thương da tập trung ở vùng bụng, lưng, ngực, cổ, mặt và tay. Ở một số trẻ, một số đốm đỏ có thể tụ mủ ở xung quanh. Tuy nhiên các biểu hiện ngoài da do sốt phát ban thường không gây ngứa hay làm phát sinh bất cứ triệu chứng gì.

Bên cạnh 2 triệu chứng đặc trưng trên, sốt phát ban ở trẻ còn gây ra một số triệu chứng đi kèm khác. Những triệu chứng này có thể không xuất hiện ở một số trẻ có mức độ đề kháng tốt.

  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ
  • Sổ mũi
  • Viêm họng
  • Ho khan
  • Sưng mí mắt
  • Tiêu chảy nhẹ
  • Lười ăn
  • Quấy khóc

Sốt phát ban hiếm khi gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên ở những trường hợp không chăm sóc đúng cách, trẻ có thể đối mặt với những biến chứng như:

  • Động kinh: Động kinh xảy ra khi nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng quá mức khiến trẻ lên cơn co giật, mất ý thức và mất kiểm soát ruột, bàng quang tạm thời. Khi có dấu hiệu động kinh, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý.
  • Viêm phổi, viêm não: Xảy ra khi hệ miễn dịch của trẻ suy yếu, tạo điều kiện cho virus xâm nhập và gây tổn thương các cơ quan khác.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH SỐT PHÁT BAN

Hiện nay chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh sốt phát ban. Để ức chế mức độ nhiễm trùng, bạn cần cung cấp dinh dưỡng và nước nhằm giúp cơ thể trẻ tự tạo ra kháng thể đối kháng với virus gây bệnh.

Các biện pháp và điều trị chăm sóc tại nhà

Các biện pháp chăm sóc tại nhà có thể giúp hạ sốt và giảm mệt mỏi ở trẻ. Sau thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách, các triệu chứng của bệnh sốt phát ban sẽ thuyên giảm hoàn toàn.

Các biện pháp chăm sóc tại nhà cho trẻ bị sốt phát ban:

  • Nghỉ ngơi: Để hạn chế tình trạng nhiễm trùng lây cho trẻ khác, bạn nên cho trẻ nghỉ ngơi trong thời gian điều trị.
  • Uống nhiều nước: Nhiễm trùng do virus là nguyên nhân khiến cơ thể trẻ mất nước, ớn lạnh và mệt mỏi. Do đó bạn cần cho trẻ uống đủ 2 lít nước/ ngày, có thể luân phiên giữa nước lọc với sữa và nước trái cây để bù điện giải và tăng sức đề kháng.
  • Lau người cho trẻ thường xuyên: Triệu chứng sốt có thể khiến trẻ mệt mỏi và quấy khóc. Để làm giảm triệu chứng này, bạn nên dùng khăn ẩm để lau người cho trẻ thường xuyên. Sau đó có thể chườm khăn ở trán, cổ và nách để hạ thân nhiệt cho trẻ.
  • Dùng trà mật ong ấm: Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và giảm viêm tự nhiên. Vì vậy bạn có thể cho trẻ uống trà mật ong ấm để giảm cảm giác đau họng và ho do virus gây ra.
  • Vệ sinh cơ thể cho trẻ: Nên cho trẻ tắm mỗi ngày với nước ấm để làm giảm thân nhiệt và cải thiện các triệu chứng khó chịu.
  • Thực phẩm dinh dưỡng: Cho trẻ ăn các thực phẩm có chứa nhiều dinh dưỡng như gà, bơ, cá hồi, thịt bò, trứng,… và chế biến thức ăn mềm, lỏng để hạn chế tình trạng đau rát khi nhai nuốt.

Sử dụng thuốc

Không có thuốc đặc hiệu trong điều trị sốt phát ban. Tuy nhiên bạn có thể dùng một số loại thuốc để hỗ trợ làm giảm triệu chứng và tăng cường khả năng đối kháng với virus gây bệnh.

Dược sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết, một số loại thuốc được dùng phổ biến, như:

  • Thuốc hạ sốt, giảm đau (Paracetamol): Loại thuốc này có khả năng hạ sốt nhanh và cải thiện cơn đau có mức độ từ nhẹ đến trung bình. Paracetamol có mức độ khá an toàn và có thể dùng được cho trẻ nhỏ. Khi dùng loại thuốc này, bạn nên lựa chọn các chế phẩm dạng siro hoặc cốm hương trái cây để giảm cảm giác khó uống.
  • Thuốc chống viêm (Ibuprofen, Diclofenac,…): Trong trường hợp cơn đau không có cải thiện khi sử dụng Paracetamol, bạn có thể dùng thuốc chống viêm để cải thiện cơn đau ở trẻ. Tuy nhiên loại thuốc này có rủi ro cao hơn Paracetamol, vì vậy chỉ nên sử dụng khi thực sự cần thiết.
  • Thuốc kháng virus (Ganciclovir): Với những trẻ có hệ miễn dịch yếu, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc kháng virus để giảm mức độ hoạt động của virus gây bệnh.

Sử dụng thuốc có thể làm giảm nhanh triệu chứng ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên những loại thuốc này có thể làm phát sinh các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, phụ huynh nên thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà và chỉ dùng thuốc trong trường hợp thực sự cần thiết.