Bệnh á sừng ở chân thường gây khô da, nứt nẻ, bong tróc, chảy máu khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn và ảnh hưởng đến sinh hoạt. Để điều trị bệnh cần tìm đúng phương pháp bệnh sẽ cải thiện tốt.
Theo dõi bài viết dưới đây để được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia se đến bạn những thông tin về bệnh á sừng ở chân!
Contents
NHỮNG THÔNG TIN BẠN CẦN BIẾT VỀ BỆNH Á SỪNG Ở CHÂN
Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, á sừng là hiện tượng da bị tổn thương tại lớp sừng bên ngoài. Những tổn thương này khiến da bị nứt nẻ, khô và bong tróc ở một số vị trí nhất định. Những nơi dễ bị ảnh hưởng bởi á sừng bao gồm bàn tay, khuỷu tay, bàn chân và gót chân. Á sừng là tình trạng mãn tính và có khả năng tái phát rất cao.
Bệnh á sừng ở chân có lây không là băn khoăn của rất nhiều người. Theo bác sĩ chuyên khoa da liễu thì á sừng ở chân là căn bệnh không lây nhiễm. Mặc dù bệnh gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng biểu hiện bên ngoài chân, nhưng lại không lây từ người ngày qua người khác qua tiếp xúc hoặc phát tán vào không khí. Vì thế người bệnh không cần thiết phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm á sừng.
Bệnh á sừng ở chân khá phổ biến ở nước ta, đặc biệt là ở những vùng có điều kiện y tế, vệ sinh còn hạn chế. Theo nhiều chuyên gia thì việc ngăn ngừa á sừng ở chân cần kết hợp giữa việc điều trị và tránh các nguyên nhân gây ra bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý về chế độ sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh để bệnh không tái phát trong tương lai.
Nguyên nhân gây bệnh
Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu hay thông báo chính thức nào về nguyên nhân gây ra á sừng ở chân. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, á sừng ở chân có thể liên quan đến các yếu tố sau:
- Di truyền có thể là nguyên nhân gây ra bệnh á sừng và một số bệnh viêm da khác.
- Làm sạch da quá kỹ bằng cách chà xát khiến da bị mất lượng dầu tự nhiên dẫn đến tổn thương bề mặt da.
- Tắm hoặc ngâm chân trong nước nóng thường xuyên.
- Thường xuyên tiếp xúc chân trần với các chất tẩy rửa mạnh như dung môi, hóa chất,… làm cho da ở chân yếu đi.
- Sinh sống trong khu vực có nhiệt độ thấp và độ ẩm cao. Ngoài ra, không khí khô lạnh cũng góp phần làm tăng khả năng á sừng ở chân.
- Lạm dụng điều hòa, lò sưởi ở nhà hoặc nơi làm việc.
- Chế độ dinh dưỡng không phù hợp, thiếu vitamin A, C, D, E,… Điều này có thể khiến cho lớp sừng trên da bị ảnh hưởng và dễ bị tổn thương.
- Thay đổi về nội tiết tố như dậy thì, mãn kinh, mang thai,… cũng góp phần làm tăng nguy cơ bị á sừng ở chân.
Ngoài ra, việc chăm sóc da chân không hợp lý cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng á sừng ở chân.
Triệu chứng thường gặp của bệnh
Á sừng ở chân là bệnh khá phổ biến và rất dễ nhận biết. Biểu hiện của bệnh bao gồm:
- Da ở chân bị đỏ, khô, thô ráp ở các đầu ngón chân, gan bàn chân, rìa bàn chân và đặc biệt là ở gót chân, đầu ngón chân bị khô nứt.
- Da ở các khu vực trên cũng có dấu hiệu nứt nẻ, khi bóc da sẽ dẫn đến việc chảy máu.
- Sau một thời gian da sẽ bị bong tróc thành từng mảng, da trở nên xù xì, sần sùi.
- Khi trời lạnh, da dễ bị rách toác ra, rớm máu, nứt sâu hơn các ngon chân.
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH Á SỪNG Ở CHÂN
Việc điều trị á sừng ở chân cần phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị căn bệnh này, bệnh nhân nên lựa chọn cách chữa phù hợp và an toàn nhất để đẩy lùi á sừng nhanh chóng, hiệu quả.
Chữa á sừng bằng mẹo dân gian
Đối với trường hợp các triệu chứng á sừng ở chân cấp tính, thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp dân gian để điều trị tại nhà bao gồm:
- Dầu dừa trị á sừng ở chân: Để điều trị á sừng ở chân, người bệnh chỉ cần làm ấm dầu dừa sau đó massage vào vùng da bị tổn thương khoảng 10 phút. Thực hiện mỗi ngày và kiên trì để cho da ở chân mềm ẩm, không còn bong tróc.
- Trầu không chữa á sừng ở chân: Người bệnh có thể đun sôi lá trầu không với nước khoảng 20 phút. Sau đó dùng nước này để ngâm rửa chân hàng ngày. Khi ngâm chân nên chú ý không nên để nhiệt độ nước quá cao. Nhiệt độ thích hợp là khoảng 40 độ C.
Chữa á sừng ở chân bằng Tây y
Nguyên tắc điều trị bệnh á sừng ở chân theo Tây y bao gồm dưỡng ẩm, bổ sung nước và tránh các nguyên nhân gây ra bệnh.
Dưỡng ẩm là điều cực kỳ quan trong trọng việc điều trị các bệnh ngoài da. Cung cấp độ ẩm phù hợp là giải pháp ngăn chặn tình trạng khô da, hạn chế việc ngứa ngáy, bong tróc da và tránh tối đa nguy cơ nhiễm trùng ngoài da.
Tùy thuộc vào loại da và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà người bệnh có thể chọn nhiều cách dưỡng ẩm khác nhau. Các loại kem dưỡng ẩm có thành phần như Axit lactic, Ure, nước đều có hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh á sừng. Khi bị ngứa có thể sử dụng một số loại thuốc dưỡng ẩm tại chỗ như kem Hydrocortisone 1% để điều trị.
Khi sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm cần chú ý đến liều lượng và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thời gian thoa kem dưỡng ẩm tốt nhất là sau khi tắm 3 – 5 phút. Mỗi ngày có thể dưỡng ẩm nhiều lần tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Điều trị bằng thuốc bôi
Theo chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Thành Phố Hồ Chí Minh Hầu hết các loại thuốc điều trị bệnh á sừng ở chân đều có sẵn dưới dạng thoa ngoài da. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ có thể kê các loại thuốc phù hợp để kiểm soát tình trạng và hạn chế bệnh tiến triển xấu. Một số loại thuốc bôi phổ biến bao gồm:
- Thuốc chứa Steroid như Gentrizone, Fucicort,… có tác dụng giảm viêm, hạn chế tình trạng bong tróc da.
- Nhóm thuốc Nizoral hoặc dẫn xuất Imidazol có thể kháng khuẩn và tiêu diệt nấm.
- Thuốc kháng sinh được chỉ định cho các trường hợp á sừng ở chân nặng, tổn thương lớn và phát bệnh trên diện tích rộng.