Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh dị ứng cơ địa

Dị ứng cơ địa là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch đối với một hoặc nhiều tác nguyên bên ngoài. Việc nhận biết và đưa ra các phương pháp điều trị bệnh từ sớm là rất cần thiết

Bệnh dị ứng cơ địa
Bệnh dị ứng cơ địa

Hãy cùng các Bác sĩ – Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh dị ứng cơ địa qua bài viết sau đây!

BỆNH DỊ ỨNG CƠ ĐỊA LÀ GÌ

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, dị ứng cơ địa là tình trạng cơ thể có sẵn các yếu tố dị ứng và khi gặp các dị nguyên thì các biểu hiện dị ứng bộc phát. Nói cách khác, dị ứng do cơ địa là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch đối với một hoặc nhiều tác nguyên bên ngoài.

Triệu chứng bệnh dị ứng cơ địa có thể xuất hiện ngay khi tiếp xúc với dị nguyên (khói, bụi, động vật, thực phẩm, thời tiết…) hoặc sau vài ngày, vài tuần. Tình trạng này gây ra các tổn thương da, nếu không điều trị sớm và hiệu quả có thể gây biến chứng nguy hiểm như: Bội nhiễm, tổn thương khó lành, nhiễm trùng máu, suy hô hấp, viêm màng phổi…

Đồng thời bệnh viêm da dị ứng cơ địa dễ biến chứng mãn tính, tái phát dai dẳng, khó điều trị dứt điểm, ảnh hưởng lớn đến tâm lý, thẩm mỹ, cuộc sống và sức khỏe người bệnh. Đặc biệt, dị ứng cơ địa ở trẻ em cần rất thận trọng bởi bệnh có thể gây ra những tổn thương và ảnh hưởng nghiêm trọng đến da và sức khỏe của các bé nếu không được điều trị hiệu quả.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH DỊ ỨNG CƠ ĐỊA

Nguyên nhân dị ứng cơ địa khó xác định bởi liên quan đến hệ miễn dịch, cơ địa, yếu tố di truyền nên bệnh khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát triền miên. Một số trường hợp người bệnh bị nhiễm ký sinh trùng, căng thẳng trong thời gian dài, vi khuẩn, các tác động môi trường bên ngoài như:

  • Dị ứng thực phẩm
  • Dị ứng thuốc
  • Dị ứng thời tiết
  • Dị ứng hoặc tiếp xúc hóa chất, mỹ phẩm, côn trùng…

Theo Đông y, dị ứng cơ địa dẫn đến nổi mề đay, mẩn ngứa và các biểu hiện ngoài da do phong hàn, phong nhiệt, huyết độc, nhiệt độc gây ra. Ngoài ra, bệnh do ngoại tà xâm nhập, uất tích lâu ngày, cơ thể suy nhược, khí huyết ngưng trệ, gan hư mà sinh ra.

TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH DỊ ỨNG CƠ ĐỊA

Các biểu hiện khi da bị dị ứng thường gây khó chịu, bứt rứt, đôi khi gây ngứa “điên cuồng” khiến nhiều người ám ảnh. Tùy vào mức độ mẫn cảm mà bệnh dị ứng cơ địa có mức độ khác nhau, một số triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Da nổi mẩn đỏ, nổi mụn nước, tiết dịch, nổi sần.
  • Ngứa rát, sưng phù tại một vài vị trí hoặc toàn thân.
  • Trường hợp nặng, da có thể bị tổn thương, trầy xước, nhiễm trùng và những biến chứng nguy hiểm.
  • Các triệu chứng khác: Ngứa mũi, hắt hơi liên tục, nghẹt mũi, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa…

Mặc dù có biểu hiện ngoài da nhưng viêm da cơ địa không lây nhiễm từ người này sang người khác. Trường hợp, trong gia đình có nhiều thành viên cùng mắc dị ứng cơ địa thì đó là do yếu tố di truyền, không liên quan đến việc lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn địa chỉ đào tạo nhân lực ngành Y Dược uy tín
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn địa chỉ đào tạo nhân lực ngành Y Dược uy tín

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH DỊ ỨNG CƠ ĐỊA

Theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, dị ứng cơ địa cách điều trị tốt cần điều trị bệnh từ căn nguyên và các cách điều trị thường được áp dụng bao gồm:

Sử dụng thuốc chữa dị ứng cơ địa

Các loại thuốc kháng Histamin, thuốc giảm ngứa, chống viêm, thuốc chống mẫn cảm, thuốc chống xung huyết, thuốc chứa corticoid… sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên yếu tố dị nguyên gây dị ứng, tình trạng nặng nhẹ do dị ứng và thể trạng của người bệnh. Thuốc và kem bôi ngoài da cũng được chỉ định nhằm kiểm soát các triệu chứng ngứa, viêm da do cơ địa dị ứng.

Tuy nhiên, việc điều trị bề nổi bằng tân dược chưa phải là giải pháp tối ưu. Nhất là các thuốc giảm ngứa và chống dị ứng thường gây ra tình trạng buồn ngủ, khô miệng ảnh hưởng đến công việc của người bệnh. Việc tùy tiện sử dụng thuốc, không tuân thủ chỉ định của bác sĩ khiến việc điều trị thất bại, dị ứng cơ địa tái phát dai dẳng do chức năng gan suy yếu. Do đó, để biết chính xác dị ứng cơ địa uống thuốc gì, người bệnh nên thăm khám để được bác sĩ chỉ định loại thuốc, liều lượng phù hợp.

Chữa dị ứng cơ địa tại nhà nhằm kiểm soát triệu chứng

Xu hướng trị bệnh bằng thảo dược tự nhiên tại nhà là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, các bài thuốc dân gian thuần túy chữa dị ứng cơ địa bằng thảo dược chưa phát huy được hiệu quả do chưa đủ dược tính. Các cách giảm triệu chứng dị ứng cơ địa tại nhà thường được áp dụng gồm:

  • Chữa dị ứng cơ địa bằng lá khế: Lấy 1 nắm lá khế, loại bỏ lá hỏng, rửa sạch, đun sôi với 2 lít nước trong 5 – 10 phút. Sau đó, cho thêm chút muối sạch và dùng để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị dị ứng.
  • Lá kinh giới giảm ngứa, nổi sần do dị ứng cơ địa: Dùng 1 nắm lá kinh giới, rửa sạch, xay nhuyễn, bôi trực tiếp hỗn hợp này lên vùng da bị dị ứng. Kết hợp với trà kinh giới bằng cách nấu lá kinh giới với nước và uống hàng ngày.
  • Lá trà xanh chống viêm da dị ứng cơ địa: Sử dụng 1 nắm lá trà xanh, đun sôi với nước và thêm chút muối, dùng nước này để tắm, rửa sát khuẩn ngoài da giúp chống viêm.

Trên đây là những thông tin về bệnh dị ứng cơ địa, được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc.