Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ cách xử trí khi trẻ bị sốt?

Sốt là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, việc thiếu hiểu biết của cha mẹ trong cách xử trí trẻ bị sốt có thể dẫn tới nhiều điều đáng tiếc. Vậy khi trẻ sốt, cha mẹ cần xử trí ra sao?

Khi trẻ bị sốt cha mẹ cần có biện pháp xử trí đúng cách
Khi trẻ bị sốt cha mẹ cần có biện pháp xử trí đúng cách

Bạn đọc hãy theo dõi bài viết sau đây để được các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn hướng dẫn chi tiết cách xử trí khi trẻ bị sốt. Trước tiên ta cần hiểu rõ “Sốt là gì?”

Sốt là gì?

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, sốt là cơ chế miễn dịch chống lại sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn. Khi cơ thể bị tấn công bởi các tác nhân trên, hệ miễn dịch sẽ đưa tín hiệu lên não để điều chỉnh tăng thân nhiệt ngăn chặn những tác nhân này. Chính vì vậy, nếu nhận thấy trẻ bị sốt dưới 38oC thì phụ huynh cũng không nên quá lo lắng.

Những cơn sốt có khả năng kéo dài từ 2 – 3 ngày. Mặt khác, cha mẹ có thể nhận biết độ nặng hay nhẹ của sốt thông qua hành vi của trẻ. Nếu trẻ bị sốt nhưng vẫn linh hoạt, có thể ăn uống và vận động vui chơi nhẹ nhàng được thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Dấu hiệu sốt chỉ nguy hiểm khi trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, li bì, co giật.

Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh vì quá lo lắng nên thấy trẻ bị sốt ở mức 37,5oC đã lập tức cho con uống thuốc hạ sốt. Thông thường, nhiệt độ cơ thể trẻ, kể cả với trẻ sơ sinh có thể dao động trong khoảng từ 37oC đến 37,8oC. Do vậy, trẻ bị sốt 38oC mới thật sự cần phải điều trị.

Ngoài ra, thân nhiệt con người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khách như vận động, thời tiết, quần áo và cả vị trí đo nhiệt độ. Do đó, trẻ chỉ thật sự bị sốt khi:

  • Nhiệt độ ở miệng > 37,5oC
  • Nhiệt độ ở nách > 37,2oC
  • Nhiệt độ ở tai > 38oC
  • Nhiệt độ đo ở hậu môn > 38oC

Khi nào nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt?

Do sốt bản chất là một phản ứng có lợi của cơ thể. Do đó, phụ huynh chỉ sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ bị sốt 38oC trở lên. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc hạ sốt có thể sử dụng phù hợp cho trẻ em, đặc biệt loại hay thường dùng nhất là Paracetamol.

Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được tự ý phối hợp nhiều loại thuốc hạ sốt cho trẻ sử dụng vì hiệu quả sẽ không tăng nhưng lại xuất hiện nhiều tác dụng phụ như kích ứng dạ dày, xuất huyết tiêu hoá.

Ngoài ra, nếu trẻ vẫn còn tỉnh táo và uống nước được thì chỉ cần cho trẻ uống nhiều nước. Việc truyền dịch cho trẻ lúc này là không cần thiết. Truyền dịch chỉ được bác sĩ chỉ định đối với trẻ bị mất nước nặng và được thực hiện trong cơ sở y tế.

Biện pháp xử trí đúng cách khi trẻ bị sốt 38oC tại nhà

Sử dụng thuốc hạ sốt sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn và giảm thân nhiệt xuống khoảng 1 – 1,5oC. Các Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn cũng lưu ý, thuốc hạ sốt chỉ được dùng khi thật sự cần thiết và nên ngưng sử dụng khi đã giảm được các triệu chứng.

Tắm mát là đặt trẻ vào trong chậu tắm và dùng khăn đắp nước ấm (khoảng 3ooC) khắp thân trẻ. Thân nhiệt trẻ ở giảm khi nước bốc hơi qua da. Do đó, phụ huynh không nên đắp bằng khăn ướt hay tắm cho trẻ bằng nước mát. Đắp mát cần kết hợp với sử dụng thuốc hạ sốt khi trẻ không dung nạp được thuốc.

Để bù lại lượng nước mất đi khi trẻ bị sốt cha mẹ nên tăng cường cho trẻ bổ sung nước. Trẻ bị sốt có thể không cảm thấy đói và không cần thiết phải ép trẻ ăn. Tuy nhiên, đối với các loại nước uống như sữa tươi (sữa bò hay sữa mẹ), sữa bột và nước thì cần phải uống đầy đủ, thường xuyên. Trẻ lớn hơn có thể cho ăn bột, dùng soup hoặc kem lạnh. Ngoài ra, có thể dùng dung dịch điện giải, nước trái cây để phục hồi hệ miễn dịch. Nếu trẻ không chịu uống nước hoặc không thể uống được, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Sốt là nguyên nhân khiến cho trẻ cảm thấy mệt mỏi và đau nhức. Trong thời gian bệnh, cha mẹ nên để trẻ nghỉ ngơi theo mong muốn. Không cần thiết phải ép trẻ ngủ hoặc tiếp tục nghỉ ngơi nếu trẻ đã cảm thấy khỏe hơn và muốn vui chơi nhẹ nhàng. Trẻ có thể đi học trở lại hoặc tham gia các hoạt động khác khi thân nhiệt đã quay về mức ổn định bình thường sau 24 giờ.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực giàu Y Đức
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực giàu Y Đức

Những trường hợp cần đưa trẻ đi đến cơ sở y tế

Phụ huynh cần đưa trẻ bị sốt đi khám bác sĩ ngay nếu nhận thấy các dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ bị sốt khi chưa được 2 tháng tuổi.
  • Sốt trên 40oC.
  • Trẻ quấy khóc không dỗ được hoặc bứt rứt nhiều.
  • Trẻ khóc mỗi khi cử động hoặc khi cha mẹ chạm vào.
  • Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức.
  • Có dấu hiệu cứng cổ bất thường.
  • Phát ban trên da.
  • Khó thở và không cải thiện sau khi làm sạch mũi trẻ.
  • Trẻ không thể nuốt thức ăn, không bú được, không uống nước được.
  • Nôn ói nhiều.
  • Tiêu ra máu, ói ra máu.
  • Trẻ bị co giật.
  • Trẻ trông rất yếu ớt và suy kiệt.

Các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cũng khuyến cáo, những thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo, nên trong quá trình chăm sóc bé sốt có bất kỳ triệu chứng gì bất thường bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và được bác sĩ tư vấn cho từng trường hợp cụ thể nhầm tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.