B.s Trường Dược Sài Gòn chia sẻ về thời gian ủ bệnh của bệnh thủy đậu

Thời gian ủ bệnh của bệnh thủy đậu là điều mà nhiều người bệnh quan tâm, bởi bất kì người bệnh nào cũng muốn biết rõ tình hình tiến triển của căn bệnh này.

Bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu

Để giúp người đọc nhận biết chính xác các mốc thời gian của bệnh thủy đậu các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ chia sẻ cụ thể đến bạn đọc qua bài viết sau!

ĐỐI TƯỢNG NÀO DỄ MẮC BỆNH THỦY ĐẬU?

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, thời gian ủ bệnh của thủy đậu tùy thuộc vào sức khỏe và đối tượng mắc bệnh. Dưới đây là một số thông tin về bệnh và những đối tượng có nguy cơ mắc thủy đậu nhất hiện nay:

  • Thủy đậu là bệnh có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào tuy nhiên trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn hết.
  • Bà bầu chưa được tiêm phòng cũng là đối tượng dễ mắc thủy đậu. Nếu mắc bệnh trong giai đoạn mang thai mà không được chăm sóc đúng cách sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc, sức khỏe thai nhi. Nhiều trường hợp trẻ sinh ra có dị tật bẩm sinh do mẹ mắc thủy đậu trong quá trình mang thai.

Thủy đậu là bệnh mà mỗi người chỉ mắc một lần trong đời. Tuy nhiên, ở những người có hệ miễn dịch suy giảm sẽ dễ mắc phải lần thứ hai. Nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như viêm phổi, viêm da, viêm não…

MỘT SỐ LƯU Ý VỀ CÁC MỐC THỜI GIAN CỦA BỆNH THỦY ĐẬU

Mốc thời gian của bệnh thủy đậu là khi nào?

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan cao và có nguy cơ bùng phát thành dịch. Bệnh được chia thành các mốc thời gian sau:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Thường kéo dài từ 10 – 20 ngày, tùy thuộc vào sức khỏe, sức đề kháng và đối tượng nhiễm bệnh mà có sự thay đổi khác nhau.
  • Giai đoạn khởi phát: Thường kéo dài từ 1 – 2 ngày. Các triệu chứng đầu tiên là xuất hiện các mẩn ngứa màu đỏ khắp các vùng da. Sau 24 – 48h tiếp theo, người bệnh bắt đầu phát sốt, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon.
  • Giai đoạn toàn phát: Các mụn nước hay còn gọi là ban dạng phỏng nước xuất hiện nhanh chóng trong vòng 12 – 24h. Ban thủy đậu có màu trắng hoặc trắng đục, nếu bội nhiễm vi khuẩn sẽ kèm theo mủ.
  • Giai đoạn hồi phục: Nếu kiêng khem, ăn uống đúng cách thì chỉ 5 ngày sau khi xuất hiện các mụn nước sẽ vỡ ra, đóng vảy và bong hết. Tuy nhiên, cũng có những người phải mất từ 10 – 14 ngày bệnh mới biến mất.

Thời gian ủ bệnh của thủy đậu là bao lâu?

Như đã nói thời gian ủ bệnh của thủy đậu là từ 10 – 20 ngày tức là trong khoảng 2 – 3 tuần. Các dấu hiệu cụ thể của giai đoạn ủ bệnh như sau:

  • Khi virus xâm nhập vào cơ thể thì bệnh nhân vẫn thấy khỏe mạnh bình thường.
  • Đến cuối thời kỳ ủ bệnh, bắt đầu xuất hiện các biểu hiện đầu tiên ở người bệnh là có cảm giác người khó chịu mệt mỏi.
  • Sau đó, người bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như nhiệt độ cơ thể tăng, trán hơi ấm, da cảm giác đau nhói, thường xuyên ra mồ hôi, mặt đỏ ửng.
  • Ở giai đoạn ủ bệnh, người bệnh rất khó phát hiện nếu chỉ dựa trên các dấu hiệu thông thường cho đến khi trên da xuất hiện các ban đỏ.
  • Sau 10 – 14 ngày ủ bệnh, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các mẩn đỏ trên da tiếp đó da nổi các ban ở dạng phỏng nước hay còn gọi là mụn nước. Các mụn nước này chủ yếu tập trung ở mặt sau người rồi lan rộng ra khắp cơ thể.

Trong thời gian ủ bệnh, thủy đậu có lây nhiễm không?

Thủy đậu là một bệnh chuyên khoa truyền nhiễm cao và lây lan rất nhanh có thể bùng phát thành vùng dịch. Bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Nếu các mụn nước thủy đậu vỡ ra thì nguy cơ lây nhiễm càng cao hơn nhất là những người lau dọn phòng, bôi thuốc, giặt giũ quần áo cho người bệnh.

Nhiều người cho rằng ở giai đoạn ủ bệnh các virus còn đang phát triển trong cơ thể sẽ không lây lan. Thế nhưng thực tế thì ngay ở giai đoạn bắt đầu thủy đậu đã có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Đến khi các nốt mụn nước khô lại và đóng vẩy thì vẫn có khả năng lây bệnh cho người khác.

Như vậy ở thời gian ủ bệnh thủy đậu cũng có nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên, nguy cơ lây lan cao nhất là trước khi phát ban từ 1 – 2 ngày, tức là giai đoạn cuối của thời kì ủ bệnh. Theo thống kê, tỷ lệ tấn công thứ phát ở người cảm nhiễm cùng sống trong gia đình nằm trong khoảng từ 70 – 90%.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược uy tín
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược uy tín

CÁCH NHẬN BIẾT NGƯỜI MẮC BỆNH THỦY ĐẬU ĐÃ KHỎI HOÀN TOÀN

Cũng theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, dấu hiệu hồi phục của người bệnh thủy đậu là khi thấy các nốt thủy đậu cũ đã khô đi và bong vảy. Dấu hiệu khỏi hoàn toàn là sau 2 – 3 ngày nốt thủy đậu khô không còn thấy sự xuất hiện của các nốt thủy đậu mới. Trong thời gian này, thủy đậu vẫn có nguy cơ lây lan cao nên cần được chăm sóc kỹ và thường xuyên vệ sinh nhà ở, không gian sống sạch sẽ để tránh truyền nhiễm.

Trên đây là một số thông tin giúp trả lời câu hỏi thời gian ủ bệnh thủy đậu là bao lâu của người bệnh. Mặc dù không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu không kiêng khem, chăm sóc đúng cách bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác và có thể để lại các vết sẹo xấu xí trên da người bệnh.