B.s Trường Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh sốt phát ban dạng sởi

Sốt phát ban dạng sởi là tình trạng nhiễm trùng cấp tính do virus sởi gây ra. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời.

Bệnh sốt phát ban dạng sởi
Bệnh sốt phát ban dạng sởi

SỐT PHÁT BAN DẠNG SỞI

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, sốt phát ban dạng sởi là tình trạng sốt cao có kèm theo phát ban da do virus sởi gây ra. Virus sởi và virus rubella là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lý này ở trẻ nhỏ.

Tuy nhiên so với sốt phát ban do virus rubella, sốt phát ban dạng sởi thường có diễn tiến nghiêm trọng và dễ để lại các biến chứng nghiêm trọng – đặc biệt là ở trẻ có bệnh nền (suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng và bệnh tim bẩm sinh).

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra sốt phát ban dạng sởi ở trẻ là do tiếp xúc với virus sởi thông qua các vật dụng sinh hoạt hoặc tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh.

Virus sởi rất dễ lây lan qua đường hô hấp và có thể bùng phát thành dịch.

Triệu chứng thường gặp

Hai dạng sốt phát ban thường gặp nhất là do virus sởi (ban đỏ) và virus rubella (ban đào) gây ra. Trong đó, sốt do virus rubella thường khá lành tính và chỉ gây ra các triệu chứng có mức độ nhẹ.

Ngược lại, sốt phát ban dạng sởi có thể làm phát sinh các triệu chứng cấp tính và đột ngột như:

  • Sốt cao (38,5 – 39,5 độ C)
  • Phát ban da: Nếu bệnh do virus sởi gây ra, da sẽ xuất hiện các vết hồng ban và sẩn nhỏ trên bề mặt da. Sẩn có thể phẳng hoặc hơi nổi cộm lên so với vùng da xung quanh. Bên cạnh đó, tổn thương da virus sởi gây ra thường để lại vết thâm sau khi biến mất.
  • Phạm vi phát ban do sởi thường rộng và có thể lây lan ra toàn thân sau khoảng vài ngày.
  • Phát ban da dạng sởi kéo dài trong khoảng 4 – 7 ngày.

Bên cạnh đó, trẻ có thể gặp phải các triệu chứng đi kèm như:

  • Sổ mũi
  • Ho
  • Quấy khóc
  • Đau họng
  • Mắt đỏ
  • Mệt mỏi
  • Uể oải

Các triệu chứng của sốt phát ban dạng sởi có xu hướng thuyên giảm sau khoảng 5 – 7 ngày nếu được điều trị đúng cách.

SỐT PHÁT BAN DẠNG SỞI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Virus sởi có thể lây lan sang những cơ quan khác và làm phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Một số biến chứng trẻ có thể gặp phải, như:

  • Viêm tai giữa (dấu hiệu: đau tai, giảm thính lực, chảy mủ tai,…)
  • Viêm phổi (Triệu chứng: ho kéo dài, khó thở, thở mệt, thở khò khè,…)
  • Viêm não (dấu hiệu: hôn mê, co giật)
  • Kiết lỵ (trong phân có máu)
  • Biến chứng ít gặp hơn như: viêm thanh quản, viêm ruột, viêm miệng,…

Vì vậy khi có dấu hiệu của bệnh sốt phát ban dạng sởi, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được tư vấn điều trị nhằm ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược trình độ chuyên sâu
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược trình độ chuyên sâu

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH SỐT PHÁT BAN DẠNG SỞI

Không giống với sốt phát ban do rubella, phát ban do sởi cần được điều trị nghiêm ngặt. Với những trẻ mắc bệnh, phụ huynh cần chăm sóc tại nhà và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Sử dụng thuốc

Không có thuốc đặc hiệu đối với tình trạng nhiễm virus sởi. Tuy nhiên theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh bạn có thể dùng một số loại thuốc để cải thiện triệu chứng do virus này gây ra.

  • Thuốc hạ sốt
  • Thuốc giảm ho
  • Thuốc kháng virus

Trước khi dùng thuốc cho trẻ, cần hỏi ý kiến bác sĩ để tránh những rủi ro đáng tiếc. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng Oresol để bù nước và điện giải cho trẻ.

Chăm sóc tại nhà

Vì không có thuốc điều trị nhiễm virus sởi nên bạn cần chăm sóc và cho trẻ nghỉ ngơi để nâng cao hệ miễn dịch. Khi cơ quan này được tăng cường, các virus gây bệnh sẽ nhanh chóng bị kìm hãm và tiêu diệt.

Các biện pháp làm giảm nhiễm trùng và nâng cao sức đề kháng cho trẻ:

  • Cho trẻ nghỉ ngơi trong 4 – 5 ngày đầu sau khi triệu chứng bùng phát.
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, bổ sung thêm sữa và nước trái cây cho trẻ.
  • Chế biến thức ăn lỏng, mềm và ít gia vị để tránh cảm giác đau họng khi ăn.
  • Giữ cơ thể trẻ thông thoáng và mát mẻ nhằm làm giảm thân nhiệt.
  • Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe và nâng cao khả năng đề kháng.
  • Vệ sinh cơ thể với nước ấm và xà phòng dịu nhẹ. Tuyệt đối không kiêng nước, kiêng gió theo quan niệm dân gian.

Sau khi điều trị sốt phát ban, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám thường xuyên để kịp thời phát hiện các biến chứng ở đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan và viêm tai giữa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *