B.s Trường Dược Sài Gòn chia sẻ những biện pháp làm tan cục Tophi

Bệnh gout kéo dài mà không được can thiệp sẽ dần hình thành các cục tophi. Trong trường hợp nhẹ có thể áp dụng một số biện pháp làm tan cục tophi hay giảm mức độ ảnh hưởng của chúng.

cục Tophi
cục Tophi

Hãy theo dõi bài viết sau đây để được các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn hướng dẫn cách làm tan cục tophi hiệu quả!

CỤC TOPHI TRONG BỆNH GOUT LÀ GÌ?

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, cục tophi sẽ hình thành khi các tinh thể acid uric hay còn gọi là natri urate monohydrate tích tụ quanh khớp. Tophi thường trông giống như sự sưng hay tăng trưởng bất thường trên khớp ngay dưới da.

Sự hình thành các cục tophi chính là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh gout. Tình trạng mà acid uric kết tinh ở trong khớp, thường gặp nhất ở các khớp bàn tay, bàn chân.

Bệnh gout có thể gây ra những cơn đau dữ dội. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dễ dàng trở thành một tình trạng mãn tính, làm tăng nguy cơ phát triển tophi và tổn thương khớp.

CÁCH GIÚP LÀM TAN CỤC TOPHI

Trường hợp những cục tophi không gây đau đớn hay hạn chế chuyển động của người bệnh thì có thể không cần thiết phải bỏ. Lúc này có thể sử dụng một số loại thuốc hay các mẹo tự nhiên để thu nhỏ và ức chế sự phát triển của chúng.

Làm tan cục tophi với thuốc

Thực chất, không có loại thuốc nào có thể trực tiếp làm tan hoàn toàn cục tophi. Có chăng chỉ là giúp thu nhỏ bớt và hạn chế những tác động tiêu cực mà chúng gây ra.

Một số loại thuốc có thể làm giảm cơ hội phát triển của cục tophi bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Phổ biến nhất phải kể đến là naproxen natri (Aleve) hay ibuprofen (Advil). Những thuốc này không chỉ giúp giảm đau và viêm do các cơn gout gây ra mà còn hạn chế tổn thương khớp từ tophi.
  • Corticosteroid: Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm viêm rất nhanh. Thuốc có thể được tiêm trực tiếp vào khớp của bạn hay dùng dưới dạng thuốc uống. Prednison là một trong những loại corticosteroid được dùng phổ biến nhất hiện nay.
  • Chất ức chế Xanthine oxyase (XOIs): Có tác dụng làm giảm lượng axit uric mà cơ thể bạn sản xuất, từ đó có thể làm giảm cơ hội phát triển bệnh gout cũng như cục tophi. Loại thông dụng bao gồm allopurinol (Zyloprim) và febux điều hòa (Uloric).
  • Uricosurics: Loại thuốc này sẽ giúp thận của bạn hoạt động hiệu quả hơn, lọc axit uric ra khỏi máu. Chúng bao gồm probenecid (Probalan) và lesinurad (Zurampic) là những loại được dùng phổ biến.

Các loại thuốc trên đây có tác dụng tích cực lên cục tophi, có thể hỗ trợ thu nhỏ, đồng thời hạn chế ảnh hưởng từ cục tophi đến khớp. Tuy nhiên, chúng luôn tiềm ẩn những tác dụng phụ. Cần dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý sử dụng hay thay đổi kế hoạch dùng thuốc khi chưa nhận được chỉ dẫn.

Làm tan cục tophi bằng mẹo tự nhiên

Ngoài việc dùng thuốc thì một số mẹo tự nhiên cũng có thể giúp ích trong quá trình điều trị bệnh gout cũng như làm giảm mức độ tổn thương khớp từ cục tophi. Điển hình như giảm cân, tập thể dục thường xuyên, uống nhiều nước hay điều chỉnh chế độ ăn uống.

  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Việc bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể được cho là có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh gout. Đồng thời làm giảm tốc độ phát triển của cục tophi. Cung cấp đủ nước sẽ giúp các quá trình chuyển hóa trong cơ thể diễn ra tốt hơn. Trong đó có quá trình đào thải acid uric của thận. Ngoài ra, người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại thức uống có cồn, bởi cồn có thể gây rối loạn chuyển hóa và làm tăng acid uric máu. Từ đó sẽ làm các cục tophi phát triển nhanh và dễ phát sinh biến chứng.
  • Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng: Người bệnh nên bổ sung các loại thức ăn có hàm lượng chất xơ hòa tan cao trong khẩu phần dinh dưỡng. Chúng sẽ hỗ trợ làm giảm acid uric, đồng thời kiểm soát sự hình thành cũng như phát triển của các cục tophi. Ngoài ra, cần tránh chất béo bão hòa cũng như thức ăn có hàm lượng đường cao. Thay vào đó nên ăn các loại thực phẩm như gạo lứt, lúa mì nguyên hạt, bông cải xanh, rau bina…
  • Bổ sung vitamin C: Các chuyên gia xương khớp cho rằng, vitamin C có thể kích thích quá trình đào thải acid uric. Từ đó giúp đánh tan dần các cục tophi, đồng thời ngăn cản quá trình hình thành các hạt tophi mới. Có thể bổ sung vitamin C bằng cách ăn các loại rau củ và trái cây. Điển hình như trái cây họ cam quýt, kiwi, việt quất, dưa lưới, bông cải xanh, cải bắp, cà chua, bí ngô… Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cân nhắc dùng viên uống bổ sung vitamin C theo chỉ định từ bác sĩ.
  • Tập thể dục: Biện pháp này luôn đem lại hiệu quả tốt trong trường hợp có vấn đề về xương khớp. Đối với bệnh gout khi đã hình thành cục tophi thì bác sĩ vẫn luôn khuyến cáo người bệnh nên tập thể dục đúng cách mỗi ngày. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, dành 150 tập thể dục mỗi tuần có thể hỗ trợ hạ mức acid uric và làm thu nhỏ cục tophi. Ngoài ra, tập luyện còn hỗ trợ giảm cân rất tốt, từ đó hạn chế được áp lực đến hệ thống xương khớp.
  • Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng quá độ được cho là nguyên nhân khiến bệnh gout diễn biến phức tạp hơn và kích thích sự hình thành các cục tophi. Vì thế muốn làm tan cục tophi đồng thời giảm mức độ ảnh hưởng của chúng thì người bệnh cần kiểm soát căng thẳng. Dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức. Đồng thời cần ngủ đúng giờ, đủ giấc và chăm sóc tốt hơn cho giấc ngủ. Thiền hay yoga cũng là những liệu pháp lành mạnh giúp kiểm soát căng thẳng.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Điều dưỡng uy tín
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Điều dưỡng uy tín

KHI NÀO CẦN CAN THIỆP PHẪU THUẬT LOẠI BỎ CỤC TOPHI?

Đa phần đối với trường hợp cục tophi còn nhỏ và không gây nhiều ảnh hưởng thì việc phẫu thuật sẽ không được khuyến cáo. Lúc này bác sĩ thường yêu cầu người bệnh sử dụng thuốc và thực hiện các mẹo tự nhiên để giảm đau, chống viêm cũng như làm tan cục tophi.

Cũng theo khuyên cáo từ các bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, trong một số trường hợp, tình hình chuyển biến xấu thì phương pháp phẫu thuật buộc phải được cân nhắc. Điển hình như ở các trường hợp sau:

  • Cục tophi có kích thước quá lớn gây chèn ép thần kinh hoặc làm suy giảm chức năng vận động của khớp.
  • Cục tophi bị viêm loét, vỡ hay hoại tử cần phẫu thuật để tránh nguy cơ nhiễm trùng
  • Khớp xương bị phá hủy dần
  • Xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như suy thận, tiểu đường…

Mục đích của việc phẫu thuật là để loại bỏ hạt tophi, đồng thời phục hồi chức năng vận động. Tuy nhiên, nếu kích thước hạt quá lớn hoặc trường hợp hạt dính liền với khớp thì rất khó, thậm chí