Dược Sĩ Trường Dược Sài Gòn Chia Sẻ Về Thuốc Ovac 20

Ovac 20 là loại thuốc khá phổ biến trong điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày và thực quản. Tuy nhiên cần sử dụng thuốc như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất?

Ovac 20 là thuốc được sử dụng để điều trị một số vấn đề về dạ dày và thực quản
Ovac 20 là thuốc được sử dụng để điều trị một số vấn đề về dạ dày và thực quản

Bài viết này, các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ giúp bạn đọc thấy được cái nhìn cụ thể hơn về thuốc Ovac 20

Ovac 20 là thuốc gì?

Ovac 20 là thuốc được sử dụng để điều trị một số vấn đề về dạ dày và thực quản (loét dạ dày thực quản hoặc GERD). Ovac thuộc nhóm thuốc được gọi là thuốc ức chế bơm proton (PPIs).

Thành phần:

  • Omeprazol pellet: 230 mg
  • tương đương omeprazol: 20 mg
  • Tá dược vừa đủ: 1 viên
  • Tá dược gồm: Nang rỗng số 2

Dạng bào chế: Viên nang tan trong ruột.

Quy cách đóng gói: Chai 20, 100, 200 viên. Hộp 3 vỉ, 10 vỉ x 10 viên

Thuốc hoạt động bằng cách tác động vào kênh proton làm giảm lượng axit dạ dày tạo ra. . Ovac giúp chữa lành tổn thương axit ở dạ dày và thực quản, giúp ngăn ngừa loét và có thể giúp ngăn ngừa ung thư thực quản.

Thuốc Ovac không kê đơn được sử dụng để điều trị chứng ợ nóng thường xuyên (xảy ra 2 ngày trở lên trong một tuần). Thuốc không làm giảm chứng ợ nóng ngay lập tức. Bạn có thể mất 1 đến 4 ngày để thấy hiệu quả của thuốc.

Tác dụng của Ovac 20 mg như thế nào?

Thuốc Ovac 20 mg được sử dụng để điều trị các trường hợp sau:

Ở người lớn

  • Trào ngược dạ dày thực quản (hay GERD). Đây là bệnh mà axit từ dạ dày tràn vào ống dẫn (ống nối cổ họng với dạ dày) gây đau, viêm và ợ nóng.
  • Loét dạ dày – tá tràng.
  • Loét do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Nếu bạn gặp trường hợp loét dạ dày do vi khuẩn, bạn sẽ được sử dụng theo phác đồ điều trị. Thông thường, bạn sẽ dùng thêm kháng sinh trong vòng 10-14 ngày.
  • Loét gây ra bởi các loại thuốc NSAID (Thuốc chống viêm không steroid). Ovac 20 mg cũng có thể dùng để dự phòng loét dạ dày tá tràng do dùng NSAID
  • Quá nhiều axit trong dạ dày gây ra bởi sự tăng trưởng của tuyến tụy (hội chứng Zollinger-Ellison).

Trẻ em trên 1 tuổi và ≥ 10 kg

  • Trào ngược dạ dày thực quản (hay GERD). Ở trẻ em, các triệu chứng của tình trạng này có thể bao gồm nôn mửa và tăng cân kém.

Trẻ em trên 4 tuổi

  • Loét do nhiễm vi khuẩn (Helicobacter pylori). Nếu trẻ gặp tình trạng này, bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng và giúp vết loét lành lại.

Cách sử dụng thuốc Ovac 20 mg

Chống chỉ định

Dược sĩ Cao đẳng Dược cũng cho biết thuốc Ovac 20 mg chống chỉ định vơi đối tượng quá mẫn với omeprazol hoặc các thành phần khác của thuốc.

Thận trọng khi dùng thuốc

Trước khi cho người bị loét dạ dày dùng omeprazol, phải loại trừ khả năng bị u ác tính (thuốc có thể che lấp các triệu chứng, do đó làm muộn chẩn đoán).

Ovac được sử dụng bằng cách uống trực tiếp theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường là một lần mỗi ngày, trước bữa ăn 30 phút. Nếu bạn đang tự điều trị, đọc kĩ các hướng dẫn sử dụng.

Liều lượng và thời gian điều trị dựa trên tình trạng y tế của bạn và đáp ứng với điều trị. Ở trẻ em, liều lượng cũng dựa trên trọng lượng. Bạn không nên tăng liều hoặc dùng thuốc này thường xuyên hơn so với chỉ dẫn.

Nếu cần thiết, thuốc kháng axit có thể được dùng cùng với Ovac 20 mg. Nếu bạn cũng đang dùng sucralfate, hãy dùng Ovac ít nhất 1 -2 giờ trước khi sử dụng sucralfate.

Bạn nên sử dụng Ovac 20 mg dụng thuốc này để có được lợi ích cao nhất của thuốc. Để giúp sử dụng thuốc, hãy dùng nó cùng một lúc mỗi ngày. Bạn cần tiếp tục dùng thuốc này trong thời gian điều trị theo quy định ngay cả khi các triệu chứng không còn. Bạn không được ngừng thuốc đột ngột.

Bạn nên gặp bác sĩ nếu tình trạng vẫn còn hoặc xấu đi. Nếu đang tự điều trị, hãy gặp bác sĩ nếu chứng ợ nóng của bạn vẫn còn sau 14 ngày hoặc nếu cần sử dụng thuốc này nhiều hơn một lần mỗi 4 tháng.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh đào tạo dược sĩ học ngoài giờ hành chính
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh đào tạo dược sĩ học ngoài giờ hành chính

Tác dụng phụ của thuốc Ovac 20

Các tác dụng phụ thường gặp như nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón, chướng bụng.

Các tác dụng phụ ít gặp như nổi mề đay, ngứa, nổi ban, mất ngủ, rối loạn cảm giác, chóng mặt, mệt mỏi.

Các tác dụng phụ hiếm gặp như:

  • Ðổ mồ hôi, quá mẫn bao gồm phù mạch, sốt, phản vệ.
  • Giảm bạch cầu, giảm toàn bộ các tế bào máu, ngoại biên.
  • Lú lẫn có hồi phục, ảo giác ở người bệnh cao tuổi và đặc biệt là ở người bệnh nặng, rối loạn thính giác.
  • Viêm dạ dày, nhiễm nấm Candida, khô miệng.
  • Co thắt phế quản.
  • Viêm gan vàng da hoặc không vàng da, bệnh não ở người suy gan.
  • Ðau khớp, đau cơ..

Những thông tin được Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cung cấp trên bài viết này không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Vì vậy bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *