Nguyên Nhân Gây Ung Thư Miệng Và Các Phương Pháp Điều Trị

Ung thư miệng thường xảy ra tại những bộ phận của khoang miệng như lợi, lưỡi, vòm họng,… Dù rơi vào bộ phận nào đi chăng nữa cũng đều có mức độ nguy hiểm như nhau và nếu phát hiện muộn có thể gây tử vong.

Hút thuốc chính là tác nhân gây ung thư miệng nguy hiểm nhất

Hút thuốc chính là tác nhân gây ung thư miệng nguy hiểm nhất

Nguyên nhân gây bệnh ung thư miệng là do đâu?

Các nguyên nhân gây ung thư khoang miệng hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các chuyên gia đã thực hiện các nghiên cứu và chỉ ra nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Nhiều nghiên cứu khẳng định việc hút thuốc bao gồm thuốc lá, thuốc lào, nhai trầu thuốc, tẩu thuốc… chính là tác nhân gây ung thư miệng nguy hiểm nhất. Đặc biệt, những người hút thuốc lá kết hợp với uống rượu bia sẽ có tỷ lệ mắc bệnh ung thư miệng cao hơn rất nhiều.

Nếu nhiễm virut HPV hay chịu các tổn thương tiền ung thư khác của bộ phận khoang miệng như bạch sản, hồng sản và những vết loét do sang chấn liên tục và kéo dài… Đó cũng là các yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh.

Triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư miệng là gì?

  • Bệnh nhân bị loét bờ gồ, loét theo các đường nứt sâu trên lưỡi, có sự hoại tử tại trung tâm của vết loét hay xuất hiện những vết loét nham nhở tại niêm mạc miệng.
  • Dễ bị chảy máu miệng dù chỉ là các tác động nhẹ, có các mảng cứng trong miệng, tại răng hay một nhóm răng chứa những quá sản lợi khu trú, răng bị lung lay hoặc bị gãy rụng một cách bất thường.
  • Trên lưỡi xuất hiện những đốm trắng, đốm đỏ. Chính những yếu tố này được xem là tiền đề gây bệnh ung thư miệng. Bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết những dấu hiệu này được gây ra bởi sự phồng rộp của niêm mạc miệng tiếp xúc trong thời gian dài thì đây là dấu hiệu của tiền ung thư. Trường hợp những người hút thuốc lá hoặc dùng các sản phẩm từ thuốc lá như việc ăn trầu thuốc thì khi gặp phải các triệu chứng này rất dễ dẫn đến ung thư nếu không được điều trị kịp thời.
  • Các mảng đỏ xuất hiện trong miệng, khi hàm giả đang bình thường thì đột nhiên không đeo được hay không khớp khi chúng ta tháo, lắp, lưỡi đau và kém linh hoạt lúc ta vận động, xương hàm và họng đau, vấn đề nhai nuốt một cách khó khăn do đau đớn. Đây chính là các triệu chứng sớm của bệnh ung thư miệng.

Tuyển sinh đào tạo Cao đẳng Kỹ thuật xét nghiệm Sài Gòn

Tuyển sinh đào tạo Cao đẳng Kỹ thuật xét nghiệm Sài Gòn

Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh ung thư miệng?

Phẫu thuật

  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u.
  • Phẫu thuật nhằm loại bỏ ung thư đã lan rộng đến cổ: Trường hợp tế bào ung thư lan tới những hạch bạch huyết tại cổ, bác sĩ phải phẫu thuật tại vùng cổ nhằm nạo hết mọi hạch di căn vùng cổ.
  • Phẫu thuật tái tạo vùng miệng nhằm giúp bệnh nhân phục hồi chức năng của miệng cũng như liên quan đến yếu tố thẩm mỹ.

Xạ trị

Phương pháp trị ung thư miệng này dùng chùm tia năng lượng cao như tia X nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Bác sĩ sẽ dùng máy xạ trị để chiếu thẳng vào miệng hay gắn kim xạ trị vào miệng của bệnh nhân.

Trường hợp ung thư miệng vào giai đoạn sớm thì chỉ cần xạ trị là đã có thể điều trị khỏi. Còn nếu trễ hơn, phương pháp xạ trị có thể là bước đầu tiên nhằm giảm thiểu các tế bào ung thư trước lúc cần đến phẫu thuật. Nếu tế bào ung thư lan xa, phương pháp xạ trị cần kết hợp cùng với hóa trị.

Hóa trị

Phương pháp điều trị ung thư miệng này dùng hóa chất để có thể tiêu diệt tế bào ung thư. Các loại thuốc hóa trị có thể dùng riêng hay kết hợp cùng những loại thuốc hóa trị khác nhau hoặc phối hợp với những phương pháp điều trị khác. Hóa trị sẽ góp phần làm tăng hiệu quả của phương pháp xạ trị, chính vì thế, cả hai phương pháp này thường được kết hợp sử dụng.

Các tác dụng phụ của cách điều trị hóa trị như buồn nôn, ói mửa, rụng tóc… Những tác dụng này còn phụ thuộc vào thuốc chúng ta sử dụng.

Ngoài những cách điều trị nêu trên thì còn có phương pháp dùng thuốc điều trị mục tiêu nhắm đến các tế bào ung thư. Các loại thuốc này có thể sẽ được dùng kết hợp với hình thức xạ trị và hoá trị

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh ung thư miệng?

  • Vệ sinh răng miệng luôn sạch sẽ.
  • Không hút thuốc lá, tránh lạm dụng rượu, bia và các chất kích thích.
  • Cần tránh để cơ thể tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời: Chúng ta có thể dùng kem chống nắng, áo dài tay, găng tay bảo vệ, nón, khẩu trang, kính mát khi ra ngoài trong điều kiện nắng gắt
  • Cần chủ động kiểm tra sức khỏe răng miệng theo định kỳ ít nhất 2 lần/năm.
  • Bổ sung các loại rau xanh: nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ cơ thể kìm kháng những loại tế bào ác tính phát triển.
  • Rèn luyện thể dục thể thao.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *